Năm 2021, quỹ học bổng Thạc sĩ Kỹ thuật Phần mềm (MSE) trị giá hơn 1 tỷ đồng của Viện Quản trị và Công nghệ FSB (Đại học FPT) một lần nữa mở ra cơ hội để các kỹ sư tài năng làm chủ các công nghệ dẫn đầu.
Ngành công nghệ thông tin tiếp tục khát nhân lực
Bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã đẩy nền kinh tế vào trạng thái đầy bất ổn, đồng thời cũng thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và tăng tốc phát triển công nghệ thông tin (CNTT).
Thống kê từ một trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT có xu hướng tăng rõ rệt nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người.
Còn theo Báo cáo thị trường tuyển dụng 2020 và xu hướng tuyển dụng 2021 của một nền tảng công nghệ tuyển dụng khác, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương cao gấp 2-3 lần cho nhân lực ngành CNTT. Tuy nhiên, hồ sơ ứng viên không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và kỹ năng, kiến thức của ứng viên còn hạn chế chính là hai lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn nhân lực.
Các chuyên gia cho hay, phân tích dữ liệu (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), an toàn thông tin, lập trình... là những công nghệ mới đòi hỏi yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực rất cao để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu phát triển của các công ty.
Học thạc sĩ kỹ thuật phần mềm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
Đối với đội ngũ nhân lực ngành công nghệ, nâng cao năng lực - bao gồm cả kiến thức, kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng xã hội - sẽ giúp họ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn, nhất là với nguồn nhân lực trong nước đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Học viên chương trình MSE tham gia lễ khai giảng
Từ một lập trình viên hằng ngày "kết thân" với máy vi tính, anh Nguyễn Đình Hùng, kỹ sư phần mềm hiện đang công tác tại Mobile Health Vietnam, đã tìm được niềm cảm hứng khi kết nối với những người bạn chung niềm đam mê trong chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của Viện Quản trị và Công nghệ FSB (Đại học FPT). Đặc biệt hơn, anh còn là một trong những ứng viên từng giành học bổng mức cao nhất của chương trình này.
Học bổng MSE tạo cơ hội để anh tiếp cận những kiến thức chuyên sâu, cập nhật sớm hơn xu hướng ngành CNTT. Anh khẳng định: "FSB đã cập nhật những kiến thức mới nhất về Trí tuệ nhân tạo; Dữ liệu lớn; Xử lý hình ảnh; Tín hiệu số… Đó đều là các môn học cực kỳ hữu ích cho công việc của tôi. Đội ngũ giảng viên của FSB đều là các chuyên gia, tiến sĩ giàu kinh nghiệm thực tế. Giáo trình được thiết kế theo chuẩn quốc tế nhưng không quá nặng về lý thuyết mà chú trọng vào thực hành".
Anh Hoàng Tiến Duy, học viên MSE khóa 5 cũng chia sẻ: "Khóa học đã giúp tôi cải thiện kiến thức, và các kỹ năng mềm, quan trọng nhất là kỹ năng thuyết trình. Giảng viên nhiệt tình giảng dạy và luôn giải đáp mọi thắc mắc của học viên. Không những vậy việc tham gia vào các hoạt động bổ ích cũng cải thiện khả năng làm việc nhóm và tinh thần đồng đội."
Quỹ học bổng "truy tìm thủ lĩnh" cho ngôi nhà chung FPT
Tong hơn 7 năm qua, FSB đã trao nhiều suất học bổng cho những người như anh Hùng, anh Duy, những kỹ sư tài năng - "thủ lĩnh" tương lai trong lĩnh vực CNTT, góp phần đào tạo và bồi dưỡng những chuyên gia IoT, Big Data, AI vững chuyên môn, chắc kỹ năng cho thị trường nhân lực Việt.
Năm nay, trường tiếp tục tung quỹ học bổng dành cho ứng viên xuất sắc với mức cao nhất lên tới 60 triệu đồng, hoặc miễn 100% học phí một kỳ học. Quy trình xét cấp học bổng gồm 2 vòng. Vòng 1 gồm 2 đợt (12/4- 23/4 và 25/4 - 7/5): ứng viên tham gia làm bài trắc nghiệm đánh giá tại link http://quiz.fsb.edu.vn/mse. Vượt qua vòng này, ứng viên sẽ được mời tham gia phỏng vấn trực tiếp với Hội đồng giám khảo gồm các chuyên gia công nghệ của Tập đoàn FPT, những chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm tại Hà Nội và TP.HCM ngày 24/4 và 8/5.
Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) phù hợp với các kỹ sư tốt nghiệp đại học chuyên ngành đúng hoặc gần với chuyên ngành MSE, những nhà quản lý trong lĩnh vực CNTT, điện tử truyền thông, và trong các doanh nghiệp công nghệ, có tiềm năng trở thành chuyên gia về các công nghệ 4.0.
Với kinh nghiệm hơn 25 năm đào tạo cũng như sự hỗ trợ từ nền tảng công nghệ của Tập đoàn FPT, chương trình kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra những chuyên gia công nghệ nhạy bén, sẵn sàng đón đầu các xu hướng mới của thời kỳ chuyển đổi số.
Viện Quản trị & Công nghệ FSB có hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo về Quản trị Tổ chức và Doanh nghiệp, với hàng ngàn học viên dài hạn MBA, MSE hay các chương trình ngắn hạn như MiniMBA, CEO4.0… cùng các khóa đào tạo cho doanh nghiệp.
Năm 2021, FSB tiếp tục triển khai chương trình Thạc sĩ kỹ thuật phần mềm MSE tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Chương trình dự kiến khai giảng vào tháng 7/2021, đào tạo chuyên sâu vào 3 công nghệ lõi IoT, Big Data và AI. Tham khảotại đâyhoặc hotline 0904 59 55 77.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương