Đại học Harvard phát triển được máy quay giúp ta 'nhìn được như tôm'

    M.Đức,  

    Nó có thể ứng dụng được vào xe tự hành, smartphone hoặc thậm chí vệ tinh.

    Tôm cùng với những loài côn trùng có thể nhìn Thế giới theo một cách khác con người, nhờ vào ánh sáng phân cực. Để 'nhìn được như tôm', ta sẽ phải sử dụng các máy quay có khả năng phân cực, thường rất đắt tiền và quá lớn để sử dụng thông thường. Mới đây, các nhà khoa học tại Harvard đã tạo ra được một chiếc máy quay phân cực, nhưng rất nhỏ nhắn và tiện dụng.

    Đại học Harvard phát triển được máy quay giúp ta nhìn được như tôm - Ảnh 1.

    Ảnh nhìn mắt thường và qua camera phân cực

    Theo như một tác giả của công trình khoa học này, ông Paul Chevalier thì hình ảnh phân cực có rất nhiều ứng dụng:

    "Ánh sáng phân cực sẽ thay đổi tùy thuộc vào bề mặt mà nó phản chiếu. Nhờ vào sự thay đổi này, ta có thể biết được độ sâu, kết cấu và hình dáng của đồ vật, từ đó phân biệt được những sự vật nhân tạo với sự vật tự nhiên dù chúng rất giống nhau khi nhìn bằng mắt thường."

    Những thước phim quay thử từ camera 'mắt tôm'

    Khác với những chiếc máy phân cực to lớn trước đây, chiếc của Viện Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard John A. Paulson (SEAS) chỉ nhỏ bằng một ngón tay cái. Nếu tính cả ống kính cùng vỏ hộp bên ngoài, toàn bộ sản phẩm cũng nhỉ nhỏ bằng một hộp đựng đồ ăn trưa. Các nhà khoa học nói rằng hệ thống này đủ đơn giản để có thể áp dụng được vào các thiết bị loại nhỏ, ví dụ như một chiếc smartphone chẳng hạn.

    Thiết kế bên ngoài của máy

    Ứng dụng hữu ích nhất của loại máy quay này có lẽ là để tăng khả năng nhận diện cảnh của các ô tô tự lái. Nó cũng có thể giúp máy bay hoặc vệ tinh phát hiện các máy bay 'tàng hình' trên bầu trời, nhận diện những thiết bị nhân tạo khác và phân biệt với sự vật của tự nhiên. Nói một cách đơn giản, các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu này sẽ là một bước tiến lớn trong việc áp dụng hình ảnh phân cực vào đời sống.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ