Vừa thu cần câu, người đàn ông và nhóm bạn của mình vô cùng hoang mang khi thấy hình dạng của 'con rồng' này.
- Tại sao con người chỉ có 23 cặp nhiễm sắc thể?
- Tính toán sai lầm của các nhà khoa học đã khiến một chiếc nắp cống trở thành vật thể nhân tạo nhanh nhất trên Trái Đất!
- Con người sẽ sớm được cấy 'gân' của kangaroo để phục hồi những chần thương vùng đầu gối
- Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương
- Bí ẩn về rào cản vô hình ngăn cách các loài châu Á và châu Úc cuối cùng đã tìm được lời giải
Một người đàn ông đi cùng nhóm bạn câu cá ở một con sông thuộc Vườn quốc gia Kakadu, Úc thì bất ngờ kéo lên một "con rồng". Sinh vật này tuy chỉ dài khoảng 15 cm nhưng vẻ ngoài vô cùng đặc biệt của nó khiến ai nấy nhìn thấy đều hoang mang.
"Con rồng" không có mắt, toàn thân có màu nâu tím, hàm răng vô cùng sắc nhọn và cái đuôi rất giống với đuôi rồng. Dù xét theo chiều dài và màu sắc thì nó khá giống một con lươn nhưng trên thực tế những ngư dân lâu năm cũng không biết nó thuộc giống gì.
"Con cá có màu nâu tím" - Angler Tee Hokin, người tìm ra con cá cho biết. "Cái đầu của nó cũng quái dị, nhưng kỳ lạ hơn cả là thân của nó chẳng cựa quậy gì, giống như đang ngủ vậy. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một sinh vật như vậy."
Họ đã chụp lại ảnh của "con rồng" bí ẩn. Con vật này bám rất chắc vào mồi câu, đến mức Hokin phải dùng kìm để cạy và giải thoát cho nó. Sau đó, nhóm đi câu đã đem bức hình tới nhờ Michael Hammer - một chuyên gia quản lý mục cá tại Bảo tàng Nghệ thuật vùng Bắc Territory để nhờ xác định danh tính.
Hóa ra, "con rồng" kỳ lạ đó là một cá bống giun, tên tiếng Anh là Worm Goby (pháp danh khoa học là Taenioides cirratus). Chúng là một loài cá thường được tìm thấy ở vùng duyên hải Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Cá bống giun là một trong những loài vật mà con người hiếm khi bắt gặp. Theo những ghi chép khoa học, cá bống giun thường ăn các loài giáp xác và các loài cá nhỏ hơn. Tuy nhiên, các thông tin như khả năng sinh sản, môi trường sống và một số tập tính bên lề thì không nhiều.
Cá bống giun thường sống ẩn trong lớp bùn dưới đáy sông. Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng nên mắt của chúng rất nhỏ, thậm chí là tiêu biến. Hàm răng của chúng sắc nhọn và chĩa ra ngoài để không vuột mất con mồi khi khả năng nhìn bị hạn chế..
Chiều dài tối đa của cá bống giun là 30cm. Dù sống dưới đáy bùn nhưng khi bị bắt lên cạn thì chúng vẫn có thể sống sót trong một thời gian dài nhờ lấy không khí qua một bộ phận hô hấp nằm trong mang.
Dù có vẻ ngoài khá đáng sợ, nhưng cá bống giun không gây nguy hiểm cho con người. Răng của chúng rất nhỏ, lại giòn và dễ gãy nên trong trường hợp bị cắn thì cũng không có gì đáng ngại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI