Đánh giá bàn phím cơ Quick Fire XTi: Cơn bão màu sắc, theo kịp xu hướng
Cooler Master đã bắt kịp với xu thế đèn LED nhiều màu.
Các thiết bị với khả năng hiệu chỉnh đèn màu LED đã không còn mấy xa lạ với người dùng máy tính, nhiều sản phẩm có cụm đèn LED RGB 16,8 triệu màu (kết hợp từ 3 màu chủ đạo là Đỏ, Xanh lá, Xanh lam) hoặc LED đa sắc khác. Trong những năm vừa qua, thị trường máy tính dần hình thành xu hướng trang trí đèn LED nhiều màu nói trên lên các thiết bị phần cứng.
Chân dung sản phẩm của chúng ta ngày hôm nay.
Nổi bật có thể kể tới Razer với loạt sản phẩm từ bàn phím, chuột máy tính, hay thậm chí bàn di chuột (mousepad), tất cả đều được gắn LED RGB. Sức hút của khả năng tùy biến màu sắc đã đưa Razer và các sản phẩm của họ "lên mây" trong thời gian qua. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất phần cứng khác như Corsair cũng có riêng một dòng sản phẩm phím cơ trang bị LED RGB, ASUS thì có sản phẩm Mainboard MAXIMUS VIII HERO cũng tùy chỉnh được màu LED, hay cả một thành phần ít ai nghĩ tới là nguồn máy tính cũng được gắn LED dạng này.
Khi xu hướng hình thành, bạn đứng ngoài xu hướng đó, đồng nghĩa với việc bạn từ chối cơ hội cho bản thân mình. CoolerMaster hiểu được điều này và họ biết mình phải làm gì để quay trở lại với thị trường bàn phím cơ, mảnh đất hãng công nghệ Đài Loan đã hụt hơi trong thời gian qua.
Trước đây, dòng sản phẩm CM Storm cũng đã có không ít các mẫu bàn phím với đèn LED như Rapid-i, Rapid-Si, Quickfire Ultimate,... nhưng chúng đều chỉ có LED đơn sắc. Tới gần đây, Cooler Master mới chính thức bắt kịp thị hiếu người dùng bằng Quick Fire XTi, sản phẩm phím cơ có đèn LED đa sắc đầu tiên của họ.
Ấn tượng lớn nhất của sản phẩm này không gì khác chính là đèn LED 2 màu Xanh lam và Đỏ, có khả năng kết hợp để tạo ra 35 màu sắc khác nhau. Thứ 2, sản phẩm này lày có một kích thước đầy đủ, điều mà nhiều người dùng vẫn tìm kiếm, bởi mẫu phím rút gọn vẫn còn lạ lẫm với họ.
Từ tên gọi, có thể thấy đây là bản nâng cấp của sản phẩm Quick Fire XT trước đây, vốn la một mẫu phím cơ bình thường, không có LED và đủ 104 phím bấm. Chữ cái "i" được thêm vào tên của các bàn phím do CM sản xuất chứng to đó là một sản phẩm có đèn LED.
Phía trong hộp đựng, chúng ta có một chiếc bàn phím theo kèm dây kết nối micro-USB dài 1,8 mét, một dụng cụ nhổ phím, một phím bấm them kèo in logo Cooler Master và sách hướng dẫn sử dụng.
Cả 2 đầu cắm của dây nối đều được mạ vàng, giúp tốc độ truyền tín hiếu nhanh và ổn định hơn. Đoạn dây này được bọc dù cẩn thận, bạn sẽ không phải lo về việc bị chuột cắn, nhưng về lâu dài dây có thể bị xù ra gây mất thẩm mỹ.
Phím có logo Cooler Master với kích thước ngang bằng một phím Windows.
Font chữ của Quick Fire XTi (bên trái) vuông vắn và hiện đại hơn so với Quick Fire Ultimate cũ (Bên phải). Ngoài ra các góc của keycap trên Quick Fire XTi cũng được bo tròn hơn.
Dụng cụ tháo phím Keypuller được hãng tặng kèm rất hữu dụng, nhổ phím vừa nhanh vừa không sợ đau tay.
Ngoài ra, bàn phím còn được bọc cẩn thận trong một vỏ làm bằng vải dù mỏng thay vì túi bóng như các sản phẩm khác. Với lớp vỏ này, bạn có thể dùng nó như một "áo bảo vệ" bàn phím nếu cần mang đi xa, tránh việc xước xát khi di chuyển.
Nhận xét sâu hơn về vẻ ngoài của bàn phím Quick Fire XTi, có một số điểm nhấn như sau:
- Bàn phím có 108 phím bấm, bao gồm 4 phím chế độ macho được bổ sung.
- Cách sắp xếp và kích thước của các phím theo tiêu chuẩn ASCII, đây là một ưu điểm lớn với những ai "chơi" keycap.
- Các phím bấm được phủ 1 lớp chống trượt, khắc laser nhưng giống như nhiều sản phẩm bàn phím có LED trên thị trường, các phím bấm này thường mỏng và có độ bền không cao.
- Toàn bộ bàn phím được phủ UV, chạm vào mịn và thích tay, nhưng lại bám vân tay và mồ hồi khi sử dụng. Tôi cho rằng đây là một điểm trừ của sản phẩm.
Ở mặt sau, chúng ta thấy logo Cooler Master được in đẹp, vừa đủ mang lại cảm giác đơn giản nhưng không đơn điệu. Hai chân chê cũng chắc chắn, kèm với feet cao su chống trượt trên mặt bàn.
Tổng thể Quick Fire XTi chắc chắn, không có hiện tượng ọp ẹp, hoàn thiện ở mức khá. Dù được làm hoàn toàn từ nhựa nhưng độ cứng cáp không kém mẫu phím cơ cao cấp có vỏ kim loại như K70 của Corsair.
Hiệu năng sử dụng
Phần này có 2 điều đáng nói, đầu tiên là hệ thống đèn LED, điểm ăn tiền nhất của Quick Fire XTi so với các sản phẩm trước đây của CM. Thứ 2 là cảm giác bấm và hệ thống phím macro hỗ trợ khi chơi game.
Các phím điều khiển LED tích hợp vào 4 phím từ F1 -> F4.
Về LED, như đã giới thiệu ở đầu bài viết, Quick Fire XTi có hệ thống LED đa sắc kết hợp từ 2 màu Xanh lam và Đỏ, có thể tạo ra 35 màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn được trang bị 7 chế độ LED khác nhau, người dùng có thể thay đổi bằng cách nhấn Fn F3.
Các bàn phím khi mới sản xuất ra chạy phiên bản Firmware cũ, chỉ có duy nhất 3 chế độ LED. Bạn cần nâng cấp Firmware để có đủ chế độ LED.
Ngoài ra, người dùng còn có thể tạo màu LED riêng biệt cho từng phím bấm. Tuy nhiên, cách thức cài đặt bằng các cụm phím khá rắc rối và bất tiện, đây là một điểm trừ lớn khi mà Cooler Master vẫn chưa thể cung cấp một phần mềm tùy biến cho các sản phẩm gaming của họ.
Bù lại, sản phẩm mà tôi có trên tay dù màu đen, nhưng tấm plate phía dưới được sơn trắng, tạo hiệu ứng màu sắc đẹp hơn hẳn.
Dưới đây là Video dùng thử đèn LED và các chế độ khác nhau.
Dùng thử các chế độ LED của QuickFire XTi.
Cảm quan của riêng tôi thấy màu sắc đèn trên Quick Fire XTi đặc trưng riêng, đẹp, nổi bật và thú vị nhờ vào các chế độ khác nhau. Nhưng việc chỉnh màu bằng tay là một điểm trừ của sản phẩm này.
Về cảm giác bấm phím, Quick Fire XTi vẫn trung thành với switch cơ học do Cherry sản xuất. Sản phẩm mà tôi có cơ hội được trên tay sử dụng Cherry MX Brown, lực bấm vừa phải, âm thanh vui tai.
Khi mà nhiều hãng sản xuất bàn phím cơ khác đang tìm tới các nhà cũng cấp switch bàn phím cơ khác thì chỉ còn lại một số ít vẫn trung thành với Cherry MX. Switch phím cơ của Cherry luôn được đánh giá rất cao bởi người dùng, dựa trên độ bền và khả năng họa động ổn định của nó. Như vậy, chỉ riêng điều này đã giúp Cooler Master và Quick Fire XTi ghi điểm trong mắt người dùng.
Phím bấm sử dụng switch Cherry MX Brown.
Là một bàn phím hướng tới đối tượng người chơi game, Quick Fire XTi có thêm chế độ macro cho phép người dùng đặt một tổ hợp phím vào phím bấm bất kì. Nhưng đáng buồn, bạn vẫn sẽ phải dùng tay để thiết lập tính năng này giống như với đèn LED.
Thử thiết lập cụm phím macro trên Quick Fire XTi.
Ngoài ra, Quick Fire XTi nghiêm nhiên có đầy đủ các tính năng thông dụng trên bàn phím cao cấp, như tổ hợp phím đa phương tiện, khóa phím Windows và tùy chỉnh keyrate.
Tổng kết lại, vậy nếu bỏ ra 3.080.000 VND để sở hữu CM Quick Fire XTi bạn sẽ nhận được những gì?
Ưu điểm:
- Chất lượng hoàn thiện tốt, chắc chắn, không có cảm giác óp ẹp.
- Sử dụng switch cơ học Cherry MX
- LED đa sắc đẹp mắt, nhiều chế độ
- Được trang bị tính năng gán phím macro
- Nhiều phụ kiện theo kèm
Nhược điểm:
- Chưa có ứng dụng điều chỉnh trên máy tính, phải sử dụng tay để thiết lập LED và Macro
- Bề mặt dễ bám vân tay và mồ hôi
Một vài hình ảnh khác của Quick Fire XTi.
Hàng phím dưới cùng theo chuẩn ASCII, dễ dàng lắp đặt các bộ keycap.
Các phím Đa phương tiện, và 4 phím profile LED, Macro.
Các phím thiết lập Macro từ F9 -> F12.
Chân đế có feet cao su chống trượt.
Cảm ơn cửa hàng Smartek Gaming Gear đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập