Đánh giá bộ thu phát Wifi D-Link DIR-895L/R AC5300 Ultra Wifi Router: Cáp mạng liệu đã hết thời?

    Durian,  

    Sản phẩm mới nhất trong dòng router cực cao cấp của D-Link mang mã DIR 895L/R xuất hiện với diện mạo mới cực hầm hố. Hi vọng rằng hiệu năng của sản phẩm tương xứng với diện mạo đó

    DIR-895L/R là sản phẩm mới nhất trong dòng router cao cấp của D-Link. Một sản phẩm với hình dáng thú vị và giá tiền thì cũng khá giật mình như thế này khiến tôi tò mò tự hỏi rằng điều gì đang ẩn chưa bên trong đó. Trước khi đánh giá sản phẩm, tôi đã đặt khá nhiều kì vọng vào một sản phẩm ấn tượng như thế này.

    Thiết kế và tính năng

    - Mặt trên

    DIR-895L/R sử dụng thiết kế cũ của DIR – 890L với phần thân hình kim tự tháp với phần chóp lệch về phía sau, kích cỡ của của router có vẻ to hơn phiên bản cũ một chút. Phần vỏ nhựa được làm bằng màu đỏ cherry vô cùng bắt mắt.

    Có một đường line trắng ở chính giữa là một cụm đèn led chức năng trông khá là tinh tế và hiện đại. Cụm đèn này sẽ hiển thị các thông tin cơ bản như nguồn điện, kết nối internet, băng tần 2.4 Ghz, 5 Ghz, kết nối usb.

    - Mặt lưng

    Mặt lưng của DIR – 895L/R như thường lệ sẽ bao gồm các nút bấm, công tắc, các cổng Lan, USB. Phần trên là Logo D-link và các lỗ thoát nhiệt hình thoi.

    - Mặt dưới

    Mặt dưới của DIR – 895L/R cung cấp một số thông số cài đặt mặc định như tên Wifi, mật khẩu mặc định cũng như một số thông số của nhà sản xuất. Chúng tôi để ý rằng sản phẩm này có 2 lỗ dùng để treo chiếc router này lên tường nên cũng khá thuận tiện trong việc bố trí nội thất trong nhà.

    - Ăng ten

    Ăng ten của bộ thu phát hay còn gọi một cách dân dã hơn đó là râu của chiếc router này có 8 chiếc bố trí xung quanh phần thân của router bao gồm 3 chiếc ở mỗi cạnh trái/phải và 2 chiếc được gắn ở mặt lưng. Điều này khiến hình dáng của DIR - 895L/R rất giống với một con cua nhìn vô cùng lạ mắt. Ăng ten của chiếc router này có hình trụ dẹp, có khớp điều chỉnh khá là linh hoạt. Được kết nối thông qua 8 cổng mạ vàng và hoàn toàn có thể tháo rời nên khá là tiện lợi. Đây có lẽ là một chút gỡ gạc lại cho thân hình có phần đồ sộ của DIR -895L/R

    - Tính năng:

    DIR – 895L/R mạng trong mình bộ vi xử lý 1.4 GHz Dual Core khá mạnh hứa hẹn sẽ nâng cao tốc độ xử lý thông tin cho những đường truyền với lưu lượng tải xuống và gửi lên lớn. Sử dụng 3 băng tần bao gồm 2 băng tần số cao 5 GHz và một băng tần thấp 2.4 GHz với tốc độ truyền dữ liệu trên lý thuyết lên đến 5332 Mpbs. Điều này cho phép rất nhiều thiết bị có thể kết nối và chia sẻ chung 1 đường truyền internet không dây mà không gặp phải sự trở ngại về việc router phải gồng gánh quá nhiều lưu lượng thông tin di chuyển cùng lúc. Việc trang bị thêm những kết nối USB 3.0 và 2.0 sẽ giúp người sử dụng có thể biến những thiết bị lưu trữ luôn phải kết nối trực tiếp với máy tính thành những thiết bị lưu trữ không dây có khả năng chia sẻ dữ liệu giữa những thiết bị cùng kết nối với DIR 895L/R

    - Vùng phát sóng:

    Nhiều người sẽ kì vọng vào một chiếc router wifi nhiều râu và đắt tiền như thế này sẽ có khả năng phát sóng wifi thật xa, tuy nhiên thực tế sẽ cho bạn khá nhiều thất vọng bởi tầm phát sóng của DIR 895L/R được quảng cáo là sẽ phủ sóng trong vùng 500m2. Điều này có nghĩa là nếu không bị cản trở bởi địa hình thì bạn sẽ chỉ đứng cách xa so với router nhiều nhất là 12m đề nhận được tín hiệu mà thôi. Một điểm cần lưu ý nữa, phạm vi phủ sóng của băng tần 2.4 GHz cao hơn 5 GHz vậy nên những ai đang sử dụng thiết bị thu sóng wifi trên được băng tần gần 5GHz sẽ sử dụng trong phạm vi nhỏ hơn để có thể trải nghiệm tốc độ truyền tín hiệu vượt trội của băng tần cao.

    - MU- MIMO: Là chữ viết tắt cho cụm từ multi user – multi input multi output. Đây là một trong những tính năng chính của những dòng wifi cao cấp trong vài năm trở lại đây. Với tính năng này, wifi sẽ đảm bảo tính ổn định khi có nhiều người cùng truy cập vào router. Ngoài ra, bản thân mỗi thiết bị kết nối với router đều nhận và gửi thông tin cũng được truyền đi theo 4 luồng độc lập và song song với nhau. Đây cũng là một cải tiến của DIR 895L/R so với 3 luồng truyền tín hiệu ở phiên bản DIR 890L năm 2015. Tuy nhiên nếu chỉ xét hiệu năng truyền dẫn tín hiệu wifi thôi thì chưa đủ. Công nghệ xử lý và truyền tín hiệu này chỉ có thể tối ưu hóa khả năng của mình khi thiết bị kết nối với router cũng sẽ có khả năng truyền và nhận tín hiệu nhiều luồng như vậy. Với khả năng của các thiết bị cá nhân có sử dụng sóng wifi thì tính năng này khá là xa xỉ và còn cần thêm một bộ xử lý tín hiệu mạnh mẽ như con chip Dual core 1.4 Ghz trên chiếc D-link DIR 895L/R này nữa.

    - Chuẩn phát sóng:

    DIR 895L/R sử dụng toàn bộ những chuẩn mới nhất hiện nay bao gồm:

    Băng tần 5GHz: IEEE 802.11ac/n/a

    Băng tần 2.4GHz: IEEE 802.11b/g/n

    - Cấu hình:

    So sánh với một vài thương hiệu sản xuất Router cao cấp khác thì DIR 895L/R cũng có cấu hình gần như tương đồng

    Hiệu năng:

    Cấu hình máy thử nghiệm

    Main: Asrock Z170 Extreme 4

    CPU: Intel Core i7 6700K

    RAM: Avexir Core Series 4 x 4Gb 2400 MHz

    SSD: Galax Gamer L 120Gb TLC Nand Flash

    LAN: Intel

    WD My Passport Ultra 1TB 2.5”

    NETGEAR R8500 Nighthawk X8, Linksys EA9500, Asus RT- AC5300 để so sánh

    Để test hiệu năng của chiếc router này. Chúng tôi muốn đi từ những tính năng đơn giản nhất để giúp các bạn có thể hình dung sức mạnh của một chiếc router cao cấp trị giá vài trăm USD sẽ khác biệt như thế nào với loại phổ thông chúng ta vẫn đang dùng ở nhà.

    Khả năng ghi đọc trên USB 3.0

    Vận dụng tối đa khả năng ghi đọc trên giao thức USB 3.0. Chúng tôi sử dụng chuẩn định dạng NTFS cho thiết bị lưu trữ và chép 10 file có dung lượng khác nhau từ 4Gb cho đến 10Kb để do hiệu năng.

    Sau một vài lần đo với kết quả của thử trên các router khác nhau chúng tôi thấy tốc độ đọc ghi của DIR 895 L/R là khá tốt. Đứng đầu trong 4 sản phẩm router cao cấp về tốc độ ghi, đứng thứ 2 chỉ sau Net Gear về tốc độ đọc. Điều này sẽ hứa hẹn tương lai của những thiết bị lưu trữ không dây có khả năng chia sẻ cao.

    Khả năng định tuyến và truyền dữ liệu trên các giao thức phổ biến.

    Chúng tôi sử dụng thiết bị giả lập để test bộ định tuyến trên giao thức IPv4.

    Trong bài test này DIR 895L/R hoàn thành xuất sắc các bài test trên giao thức TCP khi dẫn đầu về tốc độ ở tất cả các bài thử nghiệm giữa WAN và LAN và chỉ bỏ cuộc trước các kết nối theo giao thức UDP trong các bài test về sau. Tuy nhiên xét trên tổng thể thì ít có bộ định tuyến trong các router cao cấp được dùng để so sánh ở đây có thể giữ được các kết nối UDP quá 3 phút.

    Những con số phức tạp đó không thực sự dành cho các thiết bị phát wifi gia đình như DIR 895L/R.

    Chúng tôi đã chuyển qua những bài test về khả năng truyền dẫn dữ liệu không dây.

    Đầu tiên, chúng tôi kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu trên băng tần thấp 2.4 GHz

    Tốc độ của DIR 895L/R không có gì nổi bật nhưng nếu nhìn trên mặt1 bằng chung thì kết quả này có thể chấp nhận được. Cả 2 bài test tải dữ liệu xuống và đẩy dữ liệu lên trên băng tần 2.4 GHz đều dừng lại ở vị trí thứ 3, hơi kém một chút so với router của Asus RT- AC5300 và Linksys EA9500 Max-Stream tuy nhiên lại nhỉnh hơn NETGEAR Nighthawk X8

    Tiếp theo, chúng tôi tiếp tục kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu trên băng tần 5 GHz

    Hơi buồn một chút cho một sản phẩm đẹp và chất như DIR 895L/R khi điểm số dường như nghiêng hoàn toàn về phía các sản phẩm cạnh tranh. Con cua 8 cẳng của D-link dường như thua thiệt khá nhiều so với 3 thương hiệu còn lại trong khi đó Asus lại hoàn thành khá xuất sắc các bài thi về hiệu năng Wifi của mình ở trên cả 2 dải tần 2.4 GHz và 5 GHz

    Tiếp theo, chúng tôi tiếp tục kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu dựa trên mật độ sóng wifi

    * Chúng ta hiểu một cách đơn giản rằng ở những khu vực gần bộ phát tín hiệu thì sóng wifi sẽ dầy hơn những khu vực ở xa.

    Dường như không có sự khác biệt rõ rệt giữa các router wifi ở cả băng tần 2.4 GHz lần 5 GHz tuy nhiên nếu xem xét một cách chi tiết hơn thì DIR 895L/R có vẻ nhỉnh hơn NETGEAR Nighthawk X8 và yếu hơn 2 chiếc router đến từ Asus và Linksys ở băng 2.4 GHz và thực sự yếu thế hơn ở băng 5 GHz. Nếu đối chiếu với hiệu năng truyền dữ liệu ở trên thì kết quả là tương tự.

    Tổng kết:

    Nếu nhìn vào số tiền khoảng 8 triệu đồng cho một bộ router thì nó có giá khá cao so với đại đa số gia đình hay các tổ chức có sử dụng thiết bị không dây hiện nay nhưng đó cũng là điều dễ hiểu. Chi phí để sản xuất những thiết bị phát sóng trên băng tần cao 5GHz là không hề nhỏ ngoài ra những hệ thống xử lý dữ liệu thu phát cũng cần phải được nâng cấp để bắt kịp với tốc độ truyền đi của dữ liệu đảm bảo cho đường truyền được thông suốt. Nhìn thì có vẻ thừa thãi với một gia đình, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng wifi ngày một tăng cao như sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị thông minh cũng như xu hướng vạn vật kết nối (IoT – Internet of Things) thì 1 băng tần 2.4 GHz với số lượng kênh ít ỏi và hiệu năng truyền tin chỉ đạt 1000Mbps là vô cùng thiếu thốn. Giải pháp sử dụng băng tần cao sẽ giải quyết được phần nào vấn đề đó tuy còn một vài bất cập nhưng chúng tôi tin rằng trong thời gian tới các nhà sản xuất sẽ cải tiến chất lượng của hệ thống băng tần cao này hơn.

    DIR 895L/R nếu được đặt trên bàn cân với các sản phẩm trong cùng phân khúc nó sẽ có giá tốt nhất kèm theo đó là một hiệu năng có thể sánh ngang hàng với các đối thủ còn lại. Với những gia đình bắt đầu làm quen với các sản phẩm cao cấp thì đây là một sự lựa chọn hợp lý.

    Ưu điểm:

    P/p khá tốt

    Thiết kế độc đáo, bắt mắt

    Thân thiện với người sử dụng.

    Tốc độ đọc/ghi dữ liệu trên USB 3.0 cao

    Nhược điểm:

    Hiệu năng không dây trên băng tần 5 GHz chưa thực sự ấn tượng.

    MU-MIMO chưa thực sự phát huy đc tác dụng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ