Đánh giá Kingmax DDR4 Zeus Dragon RGB: Cuộc lột xác ngoạn mục của thương hiệu RAM "xấu xí"
Mặc dù đã cố gắng đặt cho sản phẩm một cái tên ngầu nhưng Kingmax Zeus Dragon RGB vẫn thật sự không mấy thuyết phục những người như tôi. Trái lại với cái tên có phần lủng củng đó Zeus Dragon RGB lại tạo ấn tượng tốt cho chúng tôi ở thiết kế cũng như hiệu năng mà nó mang lại.
Nhắc đến Kingmax là người ta nghĩ đến những thanh RAM vô hồn, những bảng mạch xanh trông thật kém duyên và thậm chí là không có luôn cả lớp vỏ tản nhiệt nữa. Có lẽ, với người dùng phổ thông thì chỉ có thật sự cần tiết kệm lắm lắm thì mới lựa chọn loại RAM này và không biết từ khi nào Kingmax đã bị quên lãng.
Trong năm vừa qua, Kingmax đã nỗ lực để lấy lại thị phần từ tay những ông lớn bằng việc cho ra mắt dòng RAM Gaming của hãng với lớp vỏ nhôm màu mè mang tên Zeus Dragon. Nhưng, thiết kế của chiếc RAM mới này lại trông chẳng có vẻ gì là ấn tượng với thị trường Việt Nam. Phải đến năm nay, Zeus Dragon RGB mới khiến chúng tôi phải thực sự chú ý và xóa bỏ hoàn toàn những định kiến trước kia về Kingmax.
Thông số ký thuật sản phẩm:
Một số thông tin về sản phẩm vẫn còn là dấu chấm hỏi với chúng tôi như nhà sản xuất chip nhớ RAM, loại die họ sử dụng v.v... Thông tìn mà chúng tôi có được trên kit RAM này còn khá mơ hồ.
Ở chế độ XMP 2.0 thì mức xung nhịp được đẩy lên khá chuẩn so với thông số của nhà sản xuất đưa ra là 3000 MHz.còn có thể cao hơn nữa được hay không thì chúng tôi đang rất mong đợi trong bài test ở phần tiếp theo
Ở trong một hệ thống thử nghiệm khác chúng tôi đo được băng thông RAM mặc định ở mức ~42GB/s
Các phiên bản của RAM Kingmax Zeus Dragon RGB khác nhau chủ yếu về mức dung lượng và xung nhịp. Mọi phiên bản đều được liệt kê trên vỏ hộp để người dùng có thể lựa chọn phiên bản phù hợp nhất với nhu cầu của hệ thống. Trên tay chúng tôi hiện nay là phiên bản phổ biến nhất dành cho game thủ. Đó là 8Gb x2 bus 3000 MHz.
Ngay khi mở chiếc hộp để thấy được 2 thanh RAM nằm ngọn gàng trên chiếc khay đỡ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về Zeus Dragon RGB. Thiết kế của dòng RAM mới này quả là một cuộc lột xác ngoạn mục. Không chỉ mang theo nỗ lực thay đổi và làm mới mình của Kingmax mà còn thật sự khác biệt ở một đẳng cấp cao hơn hẩn so với những gì ta đã thấy ở Zeus Dragon.
Lớp vỏ tản nhiệt nhôm của Zeus Dragon RGB được làm dạng nhôm phay xước với những đường nét góc cạnh mang nhiều dáng dấp của game thủ hơn. Thông qua những góc khuyết thì chúng ta có thể thấy bảng mạch đen được sử dụng cho dòng RAM này thay thế cho màu xanh xấu xí trước kia giúp Zeus Dragon RGB trông sang hẳn và ra dáng một dòng ram dành cho game thủ hơn hẳn.
Hệ thống dẫn sáng của Zeus Dragon RGB được làm khá bắt mắt. Thanh dẫn sáng ở cạnh trên của thanh RAM được làm cách điệu với những đường lượn sóng như vảy rồng. Tuy nhiên thì tạo hình “rồng” ở đây là rồng Phương Đông chứ không có chút hơi hướng nào rồng phương tây cả. Vì thế nên chúng tôi thiết nghĩ Kingmax nên đổi cái tên đi một chút cho đúng chủ đề hơn. Hệ thống dẫn sáng còn xuất hiện cả ở lớp vỏ tản nhiệt một cách tinh tế. Điểm trừ nhẹ của hệ thống LED này là số lượng bóng LED được bố trí hơi thưa thớt nên các khoảng sáng tôi đan xen vẫn lộ rõ thay vì một dải sáng. Mặc dù vậy nhưng phải khá khen chất lượng màu sắc của Zeus Dragon RGB vì nó đẹp hơn rất nhiều những hãng làm RAM RGB trên thị trường. Hoàn toàn có thể sánh ngang với G.Skill, Corsair, v.v....
Còn những yếu tố khác như độ dày và chiều cao thì cũng khá vừa phải không quá kén phong cách setup. Nếu để chê về thiết kế của Zeus Dragon RGB chắc là chúng tôi chẳng thể chê điểm gì ngoài hệ thống LED RGB vẫn còn một vài hạt sạn nhỏ phải khắc phục và tên sản phẩm.
Sau cùng thì chúng tôi cũng phải tiếp tục mổ xẻ hiệu năng của cặp RAM mới này để xem rằng nó có thực sự là kit RAM dành cho game thủ hay không.
Hệ thống thử nghiệm:
MAIN: Asus TUF Z270 Mark 1
CPU: Core i5 7600K
RAM: Kingmax DDR4 Zeus Dragon RGB 8Gbx2 bus 3000MHz
VGA: GALAX GTX 1060 HoF
PSU: Thermaltake 620W
Ép xung RAM
Sau khá nhiều nỗ lực ép xung thì chúng tôi chỉ có thể đẩy mức xung nhịp của RAM lên 3333MHz và không thể lên hơn nữa. Tuy nhiên mức này cũng khá là hợp lý với game thủ rồi. Băng thông RAM cũng được đẩy lên tương đối cao so với mức mặc đinh.
Trong các kịch bản sử dụng máy tính của game thủ thì chơi game offline nặng nề cần nhiều thư viện hình ảnh có sẵn trong máy để dựng hình, hay những game thủ ưa thích stream hay đa tác vụ thì 16Gb RAM với mức xung trên 3000MHz là sự lựa chọn không thể thiếu. Kingmax Zeus Dragon RGB làm được điều này cũng như bao kit RAM dành cho game thủ khác. Vì thế nên nếu game thủ nào có lỡ yêu hình dáng của Zeus Dragon RGB thì chẳng cần phải lăn tăn nhiều về hiệu năng nữa.
Tổng kết:
Sự trở lại của Kingmax có phần muộn màng bởi đã có quá nhiều sự lựa chọn khác nhau cho game thủ. Nhưng thiết kế về hệ thống LED với màu sắc khá chất của KIngmax có thể giúp họ chiếm lại một chút thị phần RAM tại Việt Nam. Có thể nhiều thương hiệu ra đời trước khi Kingmax giới thiệu Zeus Dragon RGB nhưng khả năng thể hiệu của họ chưa chắc đã có sức thuyết phục bằng kit RAM mà chúng tôi đang có trên tay.
Ưu điểm
- Thiết kế tản nhiệt ấn tượng, ngầu, đậm chất game thủ
- Hệ thống LED RGB đẹp mắt
- Hoạt động ổn định, tương thích với nhiều hệ thống
Nhược điểm:
- Chưa tương thích tốt với Asus Aura như quảng cáo
- Nhận diện thương hiệu còn kém
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời