Danh sách các sản phẩm vừa bị yêu cầu cấm bán, người mua sử dụng có thể bị xử phạt 30 triệu đồng
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS- Bộ Công Thương) vừa yêu cầu gỡ bỏ các sản phẩm này.
- Để bến xe buýt nặng 30.000 tấn di chuyển hàng trăm mét bằng cách 'đi bộ', các kĩ sư Trung Quốc làm được điều không tưởng
- YouTube loại bỏ các công cụ chặn quảng cáo trên quy mô toàn cầu
- Hà Nội cấm sạc xe điện qua đêm tại chung cư mini
- Dữ liệu cá nhân của 815 triệu người Ấn Độ bị rò rỉ trực tuyến
- Lịch sửa chữa tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1
Theo Cục TMĐT&KTS, mới đây, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có văn bản gửi Cục, phản ánh về việc một số website/ứng dụng đăng bán thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy (CBHQ) trên các website thương mại điện tử (TMĐT) bán hàng, các sàn TMĐT.
Danh sách các thiết bị lặp thông tin di động, kích sóng thuộc các nhãn hiệu bao gồm: Pro DM1, DM2 Pro, Pro DM1/DM2/DM3, ST960, GSM FTECH 930, GSM AT-980, ELE AT-980, ANTN889-340-01, ANTN889-085-01, ANTN889-305-01, ANTN889-230-01, Model DM2, Lintratek KW20L-GWYT-7001, SDAS, ATNJ-GM-80-27, KW20L-GW, GSM 980, RF-1000, GS-AL, RF 2000.
Nhằm ngăn ngừa việc gây nhiễu có hại tới mạng thông tin di động, Cục TMĐT và KTS đề nghị các doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm trên website và ứng dụng TMĐT như phản ánh; Triển khai các biện pháp kỹ thuật, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm như đã phản ánh trên website và ứng dụng theo quy định.
Cục TMĐT&KTS cũng đề nghị người dân, doanh nghiệp nếu phát hiện các website bán các sản phẩm vi phạm nêu trên thì gửi thông tin về Cục TMĐT&KTS để Cục có phương án giải quyết.
Lưu ý không tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng điện thoại di động
Thiết bị kích sóng điện thoại di động (hay là Thiết bị lặp tín hiệu di động, repeater) là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng GSM các loại băng tần tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu.
Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, có giấy phép sử dụng băng tần mới được sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động trong hệ thống mạng thông tin di động, để lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng.
Việc các cá nhân tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng di động có thể sẽ gây can nhiễu, khó khăn trong việc kết nối các cuộc gọi của các thuê bao di động khác trong khu vực. Thậm chí, các thiết bị này có thể ảnh hưởng tới trạm thu phát sóng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng...
Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, đây là thiết bị người dân không được tự ý lắp đặt hay sử dụng. Nếu như lắp đặt trái phép, thiết bị có thể gây can nhiễu sóng quanh khu vực, ảnh hưởng tới trạm thu phát sóng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng. Điều này làm tăng nguy cơ rớt cuộc gọi, gián đoạn kết nối của các máy điện thoại di động.
Trường hợp tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông di động công cộng, người sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 30 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện. Người kinh doanh thiết bị cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50 triệu đồng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời