"Đào" Bitcoin tốn năng lượng khủng khiếp ra sao mà Elon Musk lại đòi quay lưng vì môi trường?
Nếu mạng lưới Bitcoin là một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ xếp thứ 29 về lượng năng lượng tiệu thụ. Mức tiêu thụ điện của hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn thế giới cao hơn cả mức tiêu thụ của Na Uy, với 5,4 triệu dân.
Khai thác Bitcoin tốn điện ra sao?
Việc khai thác Bitcoin, bản chất là việc giải các thuật toán vô cùng phức tạp. Những người khai thác, sau khi giải các thuật toán này sẽ được thưởng bằng Bitcoin. Chính vì lý do này mà các cơ sở khai thác Bitcoin - chứa hàng loạt hệ thống máy tính - đã mọc lên trên khắp thế giới.
Theo Trung tâm Cambridge về Tài chính Thay thế (Cambridge Centre for Alternative Finance), tính đến 18/3/2021, mức tiêu thụ điện hàng năm của mạng lưới Bitcoin được ước tính là 129 TWh (1 TWh tương đương 1 tỷ kWh).
Nguồn: Tổng hợp bởi Visualcapitalist
Nếu mạng lưới Bitcoin là một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ xếp thứ 29 về lượng điện tiệu thụ. Mức tiêu thụ điện của hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn thế giới cao hơn cả mức tiêu thụ của Na Uy (124 TWh), với 5,4 triệu dân.
Không chỉ có vậy, mạng lưới Bitcoin còn tiêu thụ điện gấp hơn 10 lần so với Google. Nhưng lượng tiêu thụ này vẫn thấp hơn so với tất cả các trung tâm dữ liệu trên thế giới cộng lại. Những trung tâm này đại diện cho hơn 2 nghìn tỷ gigabyte dung lượng lưu trữ.
Nguồn năng lượng cho việc khai thác Bitcoin đến từ đâu?
Trong một báo cáo của Đại học Cambridge, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 76% hệ thống đào tiền mã hóa hoạt động dựa một phần vào năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 39% tổng mức tiêu thụ năng lượng của việc đào tiền mã hóa.
Nguồn: Đại học Cambridge
Năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng phổ biến nhất trên toàn cầu. Thủy điện được sử dụng bởi ít nhất 60% hệ thống đào tiền mã hóa trên cả bốn khu vực. Các loại năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời dường ít phổ biến hơn.
Năng lượng than đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động khai thác Bitcoin khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và là nguồn năng lượng duy nhất ngang với thủy điện về mức độ sử dụng. Kết quả này phần lớn là do Trung Quốc, quốc gia hiện đang là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge cho hay, họ không ngạc nhiên với những phát hiện này, vì chiến lược đảm bảo khả năng tự cung tự cấp năng lượng của chính phủ Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu đối với cả nhà máy thủy điện và điện than.
Theo các chuyên gia, nếu tiền mã hóa được công nhận rộng rãi, có khả năng rằng các chính phủ và các nhà quản lý khác sẽ chú ý đến lượng khí thải carbon của loại tiền này.
Mike Colyer, Giám đốc điều hành của Foundry, tin rằng tiền mã hóa có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo toàn cầu. Cụ thể hơn, ông tin rằng việc tập hợp các cơ sở đào tiền mã hóa gần các dự án năng lượng tái tạo có thể giảm thiểu việc dư thừa năng lượng tái tạo.
"Việc này cho phép các dự án điện gió và mặt trời thu hồi vốn nhanh hơn và không tạo ra áp lực quá lớn cho lưới điện ở khu vực đó" - Mike Colyer nói.
Tư tưởng này dường như cũng đang được áp dụng ở Trung Quốc. Vào tháng 4/2020, Nhã An, một thành phố nằm ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã khuyến khích các công ty blockchain tận dụng lượng thủy điện dư thừa của các nhà máy tại đây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI