Dạo một vòng gian trưng bày linh kiện PC ASUS tại Computex 2024: Modem Wi-fi 7 'nhền nhện' siêu lớn, nguồn dự phòng hình búa Mjolnir
Ngoài ra cũng có một bộ nguồn mang tên 'Thor' luôn, có vẻ ASUS rất thích nhân vật thần thoại này!
Là một thương hiệu lớn lại đến 'nước nhà' Đài Loan, ASUS có tới 2 quầy trải nghiệm tại Computex 2024 với lượng sản phẩm thực sự là đếm không xuể! Vậy trong một 'rừng' sản phẩm mới đâu là các linh kiện PC đáng để tâm, có sự độc đáo trong thiết kế và tính năng của thương hiệu này?
Modem Wi-fi 7 'nhện 8 chân' kích thước lớn
Công nghệ Wi-fi 7 đang dần 'lên ngôi', cũng là lúc các thương hiệu ra mắt các sản phẩm modem Wi-fi sử dụn chuẩn mới. Trong các sản phẩm modem Wi-fi 7 tại Computex 2024, 'to khủng' nhất chắc chắn là chiếc ROG Rapture GT-BE19000 của ASUS, bên cạnh có kích thước lớn thì có tới 8 ăng-ten càng khiến nó trở nên 'bành trướng'.
Về cấu hình, modem này có thể hoạt động ở băng tần mới 6GHz với tốc độ tối đa lên tới 19 Gbps, và là modem gaming đầu tiên hỗ trợ công nghệ AFC (Phân phối tần số tự động) cho phép tự động lựa chọn kênh đang ít nghẽn nhất ở băng tần 6GHz, cho tốc độ và khả năng phủ sóng cao ở những vùng có nhiều sóng Wi-fi lẫn lộn.
Các công nghệ khác của Rapture GT-BE19000 có thể kể tới Guest Network Pro (phân luồng, quản lý các mạng dành cho trẻ em, thiết bị IoT, khách), Triple-Level Game Acceleration (tối ưu hóa đường đi của các gói dữ liệu của game online để tăng hiệu hiệu năng khi chơi và AiMesh (phân chia các thiết bị, tác vụ cần tốc độ cao tới các kênh Wi-fi đang trống bằng AI).
Bo mạch chủ TUF Gaming Z790 BTF
Thời gian gần đây, có một vài thương hiệu ra mắt bo mạch chủ với thiết kế 'giấu' dây ở mặt sau để tăng tính thẩm mỹ khi lắp ráp PC. ASUS cũng có dòng TUF Gaming Z790 với tính năng này, đưa những cổng cắm cấp nguồn, chân cắm quạt, cổng USB hết xuống mặt dưới; cùng với chuẩn Wi-fi 7 và chân cắm PCIe 5.0 x16.
Để bộ máy tính thực sự 'giấu dây' được hoàn toàn, bo mạch chủ này còn có công nghệ Advanced BTF với khả năng cấp nguồn lên tới 600W cho GPU qua cổng PCIe giúp người dùng sử dụng các phiên bản GPU hiệu suất cao mà không cần phải cắm thêm dây nguồn ở mặt trước. Đây là một công nghệ được ASUS nhấn mạnh tại gian trưng bày của mình tại Computex 2024, và một lúc nữa ta sẽ tìm hiểu những GPU cũng với công nghệ này.
Chip Intel mới, bo mạch chủ mới
Một cụm từ chúng tôi được nghe rất nhiều tại Computex 2024 là 'vi xử lý Intel mới', vì thế hệ chip Intel 15 với tên mã dự kiến Arrow Lake vẫn chưa được công bố chính thức, nên cũng không được nhắc tên chính xác. Để 'đón trước' sự ra mắt của dòng vi xử lý mới, ASUS cũng ra mắt bo mạch chủ ROG Maximus Hero thế hệ mới nhất.
Tất nhiên rồi, thông tin chính thức về bo mạch chủ này sẽ được công bố cùng thời điểm với loạt 'chip Intel mới' sẽ được ra mắt vào cuối năm nay. Tại thời điểm hiện nay, các công nghệ mà ASUS công bố dành cho dòng sản phẩm mới này bao gồm thiết kế BTF (di chuyển các cổng cắm dây ra mặt sau), chuẩn Thunderbolt 4, Wi-Fi 7, USB4, 5 GbE và tính năng âm thanh SupremeFX.
Búa Mjolnir 'phát điện' đúng nghĩa đen
Nếu như đã là fan của các bộ phim siêu anh hùng Marvel, chắc chắn bạn sẽ không còn xa lạ gì với chiếc búa có thể điều khiển sấm sét của Thor. Dựa trên món vũ khí mang tính biểu tượng này, ASUS phát triển nên chiếc UPS ROG Mjolnir. Bên trong 'chiếc búa' này là viên pin Lithium-ion phosphate battery (LiFeP04) dung lượng 768W có thể cấp nguồn cho một bộ PC với RTX 4080 (700W) trong 1 tiếng, và một hệ thống 1200W trong 30 phút.
Ngoài ra sản phẩm này còn có khá nhiều những tính năng khác: màn hình hiển thị dung lượng, công suất nguồn điện đang cấp cho PC, thời gian có thể sử dụng dự kiến; tay cầm ở mặt trên chính là một chiếc đèn pin để sử dụng khi đang mất điện 'tối om' và một đế sạc chuẩn Qi cho smartphone.
Nguồn ROG Thor III
Để ton-sur-ton với 'búa Mjolnir' thì ASUS cũng công bố thế hệ 3 của dòng nguồn (PSU) Thor. Phiên bản ROG Thor 1600W Titanium III là nguồn PC đầu bảng của ASUS, với công nghệ MOSFET GAN giúp tăng hiệu suất cấp điện, thiết kế bên trong được tối ưu hóa để giảm nhiệt lượng tỏa ra và công nghệ cân bằng dòng thông minh độc quyền.
Về thiết kế bên ngoài, ROG Thor 1600W Titanium có đèn đổi màu ở góc ngoài, một màn hình hiển thị công suất đang cung cấp cho PC và 2 cổng 12V - 2x6 hỗ trợ tối đa tới 3 chiếc RTX 4090!
GPU BTF với công suất lên tới 600W
Như đã đề cập, công nghệ BTF được ASUS nhấn mạnh tại gian hàng của mình tại Computex 2024. Ngoài các bo mạch chủ sử dụng công nghệ này thì ta cũng có GPU có BTF - cụ thể là dòng ROG Strix GeForce RTX 4090 BTF 24GB. Đây là dòng GPU đầu bảng dành cho game thủ của Nvidia, nhưng có thể được cung cấp nguồn chỉ bằng cổng PCIe thay vì phải cắm thêm dây nguồn ở mặt trước.
ASUS đã hợp tác cùng CoolerMaster để thiết kế những bộ máy tính concept với linh kiện BTF, 'nhét' hiệu năng đồ họa cao của 1, thậm chí là 2 chiếc RTX 4090 vào một không gian nhỏ gọn nhất có thể. Một chiếc thậm chí còn có quai cầm như một chiếc vali để có thể đem mọi nơi, sẽ trở thành thiết bị lý tưởng cho những bữa tiệc LAN cho những bạn không thích chơi game trên laptop!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI