Đáp án bất ngờ cho thắc mắc: liệu “xì hơi” có khiến không khí xung quanh ô nhiễm

    Kim,  

    Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể người, tuy nhiên mùi hương khó chịu của nó không được chào đón ở chốn công cộng.

    Không khí thường xuyên xâm nhập vào cơ thể khi một người ăn, uống, nói chuyện, và cũng sản sinh ra từ việc vi khuẩn phân hủy thức ăn trọng dạ dày. Khí tích tụ dần, rồi được thải ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn. Hai dấu hiệu để bạn nhận biết cú xì hơi … của người khác là âm thanh và mùi hương đặc trưng.

    Vì mùi không mấy dễ chịu và thoát ra từ hậu môn, đã từ lâu người ta đặt câu hỏi liệu xì hơi có … gây ô nhiễm không khí xung quanh. Trong một buổi trò truyện với thính giả trên sóng radio, bác sĩ và nhà báo chuyên ngành khoa học Karl Kruszelnicki đã nhận được một câu hỏi như vậy. 

    Ông chia sẻ một câu chuyện ngắn, kể về thí nghiệm mình đã thực hiện từ lâu.

    Đáp án bất ngờ cho thắc mắc: liệu “xì hơi” có khiến không khí xung quanh ô nhiễm- Ảnh 1.

    Bác sĩ Karl Kruszelnicki - Ảnh: Internet.

    Khởi đầu là câu hỏi từ một y tá, rằng cô muốn biết liệu hơi trong dạ dày có chứa đầy vi khuẩn hay không, hay chỉ nặng mùi vậy thôi?”, bác sĩ Kruszelnicki chia sẻ trên chương trình radio Triple J phát sóng tại Brisbane, Úc.

    Vì thế, tôi đã nối liên lạc với Luke Tennant, nhà vi trùng học công tác tại Canberra, thế là chúng tôi cùng dựng nên một thí nghiệm. Anh ấy đã nhờ một đồng nghiệp xì hơi trực tiếp lên hai đĩa petri ở khoảng cách 5 centimet: lần đầu tiên xì hơi khi vẫn mặc đủ quần áo, và lần thứ hai khi đã cởi hết quần. Sau đó, quan sát chuyện gì xảy ra”.

    Qua đêm, trên đĩa thí nghiệm thứ hai xuất hiện những cụm khuẩn, chứa hai loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột và trên da. Tuy vậy, cú xì hơi qua quần không hề để lại vi khuẩn trên đĩa, điều đó cho thấy quần áo có thể trở thành lớp lọc”, bác sĩ Kruszelnicki kể.

    Đáp án bất ngờ cho thắc mắc: liệu “xì hơi” có khiến không khí xung quanh ô nhiễm- Ảnh 2.

    Một cú xì hơi dưới ống kính camera nhiệt - Ảnh: Internet.

    Ông tiếp: “Kết luận của chúng tôi là, vùng khuẩn trên đĩa petri thứ hai sinh ra từ chính cú xì hơi, quanh những cụm quẩn vật chất bị bắn về mọi phía, sinh ra từ lực của cú xì hơi, vốn thổi thêm cả vi khuẩn trên da lên vào trong đĩa. Vì thế, chúng tôi luy luận ra rằng cú xì hơi có thể gây ra ô nhiễm nếu như nó bay ra từ mông trần, và không gây ô nhiễm nếu như người đó mặc quần áo”.

    Bác sĩ Kruszelnicki khẳng định rằng kết quả không đáng lo ngại, bởi lẽ cả hai loại vi khuẩn xuất hiện trong đĩa petri đều vô hại. Thực tế, chúng cũng tương đồng với lợi khuẩn thường thấy trong sữa chua, tuy nhiên cũng đừng vì thế mà một người nên xì hơi vào thức ăn để tự làm “sữa chua tại nhà”.

    Vị bác sĩ và nhà vi trùng học đi đến kết luận cuối cùng: Đừng xì hơi gần thức ăn, vậy là ổn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ