DARPA vừa giúp một người liệt toàn thân có lại "cảm giác đụng chạm" bằng cách cấy chip vào não

    Tân Phan,  

    Đây là một thành tựu y học lớn cho những người bị liệt.

    Vừa qua công ty DARPA đã khiến một người đàn ông bị liệt gần như toàn thân có lại cảm giác "đụng chạm chân tay" qua việc cấy ghép chip lên não.

     Đối tượng được thử nghiệm, anh Nathan Copeland.

    Đối tượng được thử nghiệm, anh Nathan Copeland.

    Đây là một thành công lớn cho một trung tâm nghiên cứu của chính phủ Mỹ. Cụ thể họ đã "kết nối" con người với robot bằng những con chip cấy ghép lên não để sự tương tác giữa người và máy có thể diễn ra trơn tru và chính xác gần như tuyệt đối.

    Anh Nathan Copeland, đã bị liệt từ phần ngực trở xuống vì một tai nạn xe ô tô vào năm 2004. Hơn 10 năm sau, anh tình nguyện làm người thử nghiệm cho một cuộc nghiên cứu giúp "tay tôi có thể cảm nhận được những sự đụng chạm vật lý", Copeland cho biết.

    Để cho điều trên có thể diễn ra, các nhà nghiên cứu tại DARPA đã cấy 4 con chip vi điện cực vào vùng não chịu trách nhiệm cho việc gây ra cảm giác của tay và lòng bàn tay. Sau đó họ nối 4 con chip ấy vào cánh tay robot và tiến hành thử nghiệm. Kết quả cho thấy độ chính xác của thí nghiệm trên lên đến gần 100%, khi các nhà khoa học chạm vào ngón tay của robot, Copeland có thể nói chính xác ngón tay nào bị chạm trong khi anh bị bịt mắt.

    Tiến sĩ Justin Sanchez, trưởng phòng Công nghệ sinh học của DARPA, cho biết: "Có lúc chúng tôi chạm cùng lúc 2 ngón tay, thay vì 1 ngón, để xem phản ứng của Copeland như thế nào, anh ta liền nói rằng có ai đang đùa à. Đây là lúc chúng tôi biết được rằng những cảm giác của anh qua cánh tay robot là gần như người thật".

    Thành tựu trên chỉ là một trong những sáng chế trong chương trình Cách Mạng Chi Giả của DARPA, khởi đầu vào năm 2006. Trước đó họ đã trình làng một chiếc tay giả có hình dáng, cảm nhận và hành động giống hệt tay người thật.

    Tham khảo BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ