“Đầu bếp điên” và những món ăn kỳ quái

    PV, Đà Lôi  

    Cách giải quyết những món không ăn được đó là cứ rán chúng lên.

    Nấu ăn là một biến thể khác của hóa học, hóa học lại là một ngành nhỏ trong khoa học. Theo lý luận đó, 2 đầu bếp Nils Noren và Dave Arnold đã tạo nên một bộ môn nghệ thuật mới, phối hợp hài hòa giữa công nghệ khoa học và ẩm thực. Bạn nghĩ sao về những chai rượu vodka vị ớt habanero hay kem lạnh rán? Nơi làm việc của Nils và Dave, FCI, tạm gọi là Viện chuyên về nấu nướng thức ăn kiểu Pháp là “trụ sở chính” của những phát minh kiểu như thế này. Thậm chí, họ còn trình diễn cho các phóng viên xem cách mà họ chế ra kem khoai tây bằng nitơ lỏng.
     
     
    Dave Arnold không hề được đào tạo để trở thành một nhà khoa học, anh cũng chẳng học qua trường lớp nào về nấu ăn cả. Chỉ có Nils Noren thực sự là một đầu bếp, sinh ra và lớn lên tại Thụy Điển sớm trở thành đầu bếp giỏi nhất nhì nước này. Sau đó anh đến Mỹ và trở thành bếp trưởng của nhà hàng nổi tiếng thế giới Aquavit tại thành phố New York trước khi chuyển đến viện FCI năm 2006. Từ đây, bộ đôi Dave – Nils đã kết hợp với nhau trở thành bộ “đầu bếp điên” nổi tiếng thế giới với những ý tưởng mà chẳng một đầu bếp nào dám thực hiện. Ví dụ như việc 2 anh rán nguyên một con gấu trúc Mỹ trong suốt 5 giờ đồng hồ mà thịt nó vẫn… dai nhách. Kinh nghiệm từ lần này cho thấy gấu trúc Mỹ tốt nhất nên được rán lâu hơn nhiều, trong khoảng… 2 ngày là ổn.
     
    Gấu trúc Mỹ sau khi rán được 5 giờ đồng hồ.
     
    Giải pháp mà bộ đôi trên đưa ra với những món tưởng chừng như không thể ăn được đó là “cứ rán chúng lên”. Và nếu rán là chưa đủ thì họ sẽ sử dụng những loại công nghệ hi-tech để tìm cách biến mấy thứ đó thành món ăn thực thụ. Nhìn vào bếp của họ, khó có thể tin rằng đó gọi là “bếp” vì nó giống như một phòng thí nghiệm vậy. Nhưng từ phòng thí nghiệm độc nhất đó, môn nghệ thuật hình thành từ ẩm thực và khoa học đã ra đời.
     
    Đuôi của một con hải ly.
     
    (Tổng hợp)