Weibo đã đạt được một cột mốc đáng nhớ khi được định giá 11,35 tỷ USD, vượt qua Twiiter với mức định giá 11,34 tỷ USD.
Đây chắc chắn đang là một thời kỳ đầy sóng gió với Twitter, thế nhưng tình hình lại hoàn toàn ngược lại với đối thủ Trung Quốc Weibo. Mặc dù được làm nhái lại từ bản gốc Twitter nhưng Weibo đã tăng trưởng quá nhanh nên hiện tại, mạng xã hội clone này đã đạt giá trị vốn hóa cao hơn cả “bản gốc”.
Weibo đã đạt được một cột mốc đáng nhớ khi được định giá 11,35 tỷ USD, vượt qua "chim xanh" với mức định giá 11,34 tỷ USD.
Kể từ mốc này, khoảng cách giá trị giữa hai dịch lại càng gia tăng khi cổ phiếu Twitter tiếp tục lao dốc, kéo giá trị công ty xuống còn 11,23 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị của Weibo đã leo lên 11,32 tỷ USD.
Đáng chú ý là Weibo chỉ mất không đến 7 năm (kể từ khi thành lập năm 2009) để đạt được điều này. Năm 2014, công ty tiến hành IPO và được định giá 3,4 tỷ USD – trong khi Twitter khi đó vẫn đang trên đỉnh cao 26,8 tỷ USD.
Ai cũng biết Twitter đang gặp khó với việc giữ chân người dùng. Trong năm qua, mạng xã hội từng rất hot này đã để mất 5 triệu người dùng hàng tháng và hiện có 313 triệu người dùng mỗi tháng.
Trái lại, Weibo dù chỉ sở hữu 282 triệu người dùng hàng tháng nhưng lại có lượng tăng trưởng lên đến 70 triệu người dùng mỗi tháng trong suốt năm vừa qua.
Yếu tố quan trọng trong thành công của Weibo chính là việc đưa vào dịch vụ live stream – xu hướng hot nhất tại Trung Quốc hiện nay. Dịch vụ này đã khuyến khích rất nhiều người xem mua quà tặng ảo cho những người quay video stream.
Tiếp nối những thất bại ở quý tài khóa thứ hai, Twitter đang được đồn thổi là chuẩn bị sáp nhập với một hãng công nghệ khổng lồ nào đó. Tuy nhiên, có vẻ như công ty cũng đang phải vật lộn với chuyện tìm bên mua. Những gã khổng lồ như Google, Disney hay Salesforce đều có vẻ hứng thú với mạng xã hội này nhưng cuối cùng thì mọi chuyện vẫn chưa đi đến đâu.
Tham khảo TNW
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"