Đâu là tiêu chí cho một nước "giàu": Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước

    BẢO NHI SPIDERUM, Theo Helino 

    Từ trước đến nay, người ta thường dùng chỉ số GDP để đo lường thành tựu của một quốc gia. Nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, chỉ số phát triển xã hội SPI mới chính là thước đo chuẩn xác nhất. Chỉ số này có thể giúp chính phủ củng cố chính sách, phân bổ ngân sách, thậm chí dự đoán tương lai.

    Chỉ số GDP (Gross Domestic Product) dùng để đo lường sự thịnh vượng của một quốc gia. Đôi lúc, tỉ lệ thất nghiệp cũng được sử dụng như một thước đo thứ hai. Song, hai thước đo này lại không đánh giá chuẩn xác về chất lượng cuộc sống của người dân.

    Khi bàn về sự phát triển của một quốc gia, GDP hay những chỉ số kinh tế khác sẽ không thể đưa ra câu trả lời thoả đáng. Vì vậy, một nhóm những nhà kinh tế đã đề xướng một chỉ số mới - chỉ số phát triển xã hội SPI (Social Progress Index).

    Đâu là tiêu chí cho một nước giàu: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước - Ảnh 1.

    Không phải GDP, chỉ số phát triển xã hội SPI (Social Progress Index) mới là thước đo chính xác nhất để đo lường trình độ phát triển của một quốc gia.

    Liệu GDP thôi đã đủ để đo lường tốc độ phát triển?

    Đây là kết quả nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ được dẫn đầu bởi ông Michael Green. Ông cho biết, khi đo lường sự phát triển xã hội về khả năng tiếp cận giáo dục, lương thực hoặc nhà cửa giá rẻ, những nước nghèo thường làm tốt hơn những quốc gia giàu có.

    Đâu là tiêu chí cho một nước giàu: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước - Ảnh 2.

    Ông Michael Green, CEO của tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về chỉ số phát triển xã hội.

    "Nhìn chung, những quốc gia giàu mạnh sẽ có mức độ phát triển xã hội cao hơn, và dĩ nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ từ đó tăng theo", Michael Green nói. "Nhưng chúng tôi cũng phát hiện ra rằng sự phát triển xã hội không chỉ được đo lường bằng những csố kinh tế. Vì lẽ đó, GDP không phải là thước đo duy nhất để giải quyết bài toán này."

    Cái nhìn mới mẻ về chỉ sổ SPI

    Chỉ số phát triển xã hội SPI là thước đo phản ánh cuộc sống của người dân một cách thực tế và cụ thể nhất, từ đó có thể đo lường mức độ phát triển của một quốc gia. Chỉ số này cho biết chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện hay tệ hơn. Từ đó, có thể xem đây là thước đo chính xác nhất để xem xét mức độ phát triển của một quốc gia.

    Một ví dụ điển hình là nước Cộng hoà Tunisia. Từ năm 1996 đến 2010, kết quả đo lường sự tín nhiệm của công dân trong việc bầu cử và sự tự do ngôn luận cho thấy, chính phủ Tunisia mất đi tiếng nói cũng như sự tín nhiệm đối với công chúng.

    Đâu là tiêu chí cho một nước giàu: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước - Ảnh 3.

    Người dân Ả Rập đang biểu tình tại Tunisia.

    Chỉ số SPI phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, từ đó giúp chính phủ phân bổ nguồn ngân sách hợp lý. Theo thống kê về chỉ số SPI do tổ chức của Michael Green phát triển, nước Mỹ là một trong năm quốc gia hàng đầu về chỉ số GDP bình quân đầu người. Thế nhưng đáng ngạc nhiên (và đáng buồn thay), Mỹ lại đứng tận vị trí thứ 18 về sự phát triển xã hội.

    Hà Lan cũng có GDP tương đương với Ả Rập Saudi; Chilê tương đương Kazakhstan  và Philippines tương đương Angola. Thế nhưng Hà Lan, Chilê và Philippines vẫn có mức độ phát triển xã hội vượt xa các nước còn lại.

    Đâu là tiêu chí cho một nước giàu: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước - Ảnh 4.

    Mặc dù Mỹ là một trong năm quốc gia hàng đầu về chỉ số GDP bình quân đầu người, Mỹ đứng thứ 18 về sự phát triển xã hội, khá xa so với Canada.

    Thú vị hơn, kết quả nghiên cứu cho thấy, không có mối liên quan nào giữa sự phát triển xã hội và tỉ lệ thất nghiệp. Mặc dù vương quốc Anh là một trong những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất, chỉ số phát triển xã hội ở đây lại không phải là một con số đáng mong đợi.

    Vậy nếu sự thịnh vượng không thể nói lên sự thành bại của một quốc gia, điều gì mới là mấu chốt của vấn đề? Chỉ số SPI phản ánh khả năng quốc gia đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, bao gồm thực phẩm, y tế, nước, vệ sinh, nơi an cư và sự an toàn cá nhân. Nói cách khác, quốc gia đó phải đảm bảo được sức khoẻ cộng đồng.

    Juan Botero, giám đốc điều hành của tổ chức "Dự án Công lý Thế giới", cho biết: "Để cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, xã hội thường đặt sự giàu có là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng điều này không mấy chính xác, vì chính pháp quyền mới là nhân tố giải quyết vấn đề về sức khoẻ. Pháp quyền càng cao, người dân càng có sức khoẻ tốt".

    Đâu là tiêu chí cho một nước giàu: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước - Ảnh 5.

    Theo tổ chức Quỹ thịnh vượng chung, Mỹ đứng vị trí không cao trong bảng xếp hạng các nước chăm sóc sức khoẻ toàn thể tốt trong số 11 quốc gia giàu có (Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Úc, Canada, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Mỹ).

    Tuy vậy, những quốc gia có xã hội phát triển thường là những quốc gia giàu mạnh. Nhưng không phải tất cả các nước giàu đều làm có xã hội phát triển. Một số chuyên gia đã đúc kết rằng, dù tăng trưởng kinh tế không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người dân, nhưng việc tập trung vào những khía cạnh khác để phục vụ người dân sẽ tác động đến sự tăng trưởng kinh tế.

    Botero chỉ ra ví dụ rằng: "Khi quốc gia trở nên giàu có hơn, họ sẽ tăng cường lực lượng cảnh sát. Cùng với một hệ thống pháp luật vững chắc, họ sẽ hạn chế được tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trong nước, từ đó người dân cũng sẽ được an toàn, khoẻ mạnh. Và vì vậy, một đất nước sẽ trở nên giàu có hơn".

    Chỉ số SPI phản ánh khả năng quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, từ đó giúp chính phủ phân bổ nguồn ngân sách hợp lý.

    Chỉ số SPI phản ánh nền tảng phúc lợi cuộc sống của người dân, giúp quốc gia xây dựng chính sách hợp lý. Nhiều quốc gia, kể cả nước Mỹ, đang tận dụng dữ liệu từ chỉ số phát triển xã hội để củng cố chính sách của mình. Chỉ số SPI quan tâm đến nền tảng phúc lợi của người dân, bao gồm tri thức cơ bản, thông tin và truyền thông, bền vững trong kinh tế. Do đó, họ dùng nó để đưa ra những quyết định có lợi và chính xác hơn, nhằm viện trợ cho các nước đang phát triển giảm nghèo.

    Ví dụ, vào năm 2004, Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ của Mỹ (MCC) đã hỗ trợ tài chính 11 tỷ USD (250 nghìn tỉ VND) đến các quốc gia có nền kinh tế khó khăn trên thế giới. Một trong những tiêu chí hỗ trợ của dự án này là tiêu chí quản trị quốc gia, như kiểm soát tham nhũng, quy định pháp luật hoặc sự hiệu quả của chính phủ. Những dữ liệu này sẽ lấy từ chỉ số kinh tế từ Pháp quyền và Ngân hàng Thế giới.

    Đâu là tiêu chí cho một nước giàu: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước - Ảnh 6.

    Vào năm 2004, Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ của Mỹ (MCC) đã hỗ trợ tài chính 11 tỷ USD (250 nghìn tỉ VND) đến các quốc gia có nền kinh tế khó khăn trên thế giới.

    Những tiêu chí này vẫn đang gây tranh cãi, một trong số đó là tiêu chí quy định pháp luật khi nó liên quan đến bình đẳng nữ giới. Trừ các nước giàu mạnh, những quốc gia còn lại thường không có sự tương quan giữa luật pháp và địa vị của phụ nữ. Nếu một quốc gia được cho là có hệ thống pháp luật công bằng và bình đẳng, nhưng nữ giới vẫn không có quyền đi làm, đi học và đối xử như nam giới thì sự đo lường của SPI không mang lại nhiều ý nghĩa.

    Chỉ số SPI quan tâm đến quyền cá nhân, quyền tự do của người dân, giúp chính phủ dự đoán viễn cảnh tương lai. Mặc dù còn thiếu sót, nhưng chỉ số SPI vẫn có nhiều điểm tốt khi giúp chính phủ nhìn ra nhiều vấn đề tồn đọng trong nước mà nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

    Sự kiện ở nước Cộng hoà Tunisia được nhắc trong bài là một ví dụ điển hình. Khi đo lường về quyền tự do cá nhân của người dân Ả Rập nơi đây, chỉ số SPI đã nhận định rằng, sự tín nhiệm của chính phủ đối với công chúng đang tuột dốc không phanh. Vậy nên, việc một người bán hoa quả tự thiêu cháy chính mình vì bị nhà cầm quyền ức hiếp, rất có thể sẽ là ngòi nổ cho cuộc biểu tình đầy giận dữ của người dân Ả Rập, chính là làn sóng cách mạng "Mùa xuân Ả Rập" năm 2010 - 2011.

    Đâu là tiêu chí cho một nước giàu: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước - Ảnh 7.

    Chỉ số SPI quan tâm đến quyền cá nhân, quyền tự do của người dân, giúp chính phủ dự đoán viễn cảnh tương lai.

    Vậy những yếu tố nào sẽ giúp xây dựng nền tảng quốc gia vững mạnh, đại loại là giúp đất nước ổn định, an toàn, công bằng và bảo đảm một cuộc sống chất lượng cao cho người dân?

    Câu trả lời nằm ở hai yếu tố chính. Dù đó là yếu tố phát triển xã hội từ người dân hay yếu tố điều hành từ chính phủ, mấu chốt quan trọng ở đây chính là mức độ cam kết của quốc gia đối với các điều khoản đó và khoảng thời gian họ duy trì được chúng.

    "Chúng tôi đo lường kết quả đầu ra, chứ không phải đầu vào: bạn không thể thay đổi sự phát triển xã hội chỉ bằng cách thay đổi luật pháp hoặc chi thêm một chút tiền. Vì vậy, một cam kết dài hạn đối với sự phát triển xã hội có thể là một yếu tố quyết định sự thành bại của một quốc gia", Green chia sẻ.

    Nếu bạn từng thắc mắc nên dùng thước đo nào để đo lường trình độ phát triển của một quốc gia, lời khuyên ở đây là, đừng nhìn vào GDP hoặc tỷ lệ thất nghiệp của nước đó. Hãy nhìn vào sự cam kết của quốc gia đối với công dân của mình, và quãng thời gian họ chấp hành bản cam kết đó.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ