Đầu tư cho vaccine: Bỏ 1 đồng lãi 44 đồng

    Nova,  

    Dĩ nhiên, tiến sỹ Ozawa vẫn nhấn mạnh rằng lợi ích kinh tế này chỉ xuất hiện khi việc tiêm chủng tiếp tục được phổ biến rộng rãi hơn nữa.

    Dù nhìn dưới góc độ nào, đầu từ cho việc nghiên cứu những loại vaccine mới luôn là một sự lựa chọn đúng đắn của thế giới. Không chỉ giải cứu con người khỏi nguy cơ từ các loại bệnh chết người, vaccine còn đóng góp rất nhiều cho sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội đối với không ít quốc gia trên thế giới.

    Đặc biệt, những quốc gia có mức thu nhập thấp thì việc đầu tư cho vaccine thực sự rất quan trọng khi một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 1 USD bỏ ra cho việc nghiên cứu vaccine thì người dân thu lại chất lượng sức khỏe tương đương 16 USD cho các chi phí y tế khi không có vaccine để dùng, hay nói cách khác bỏ 1 đồng lãi 16 đồng.

    Thậm chí, các chuyên gia đã nhận định rằng khi họ nhìn trên góc độ của những lợi ích về măt kinh tế- xã hội lớn hơn thì việc đầu tư cho tiêm chủng - đặc biệt là quá trình nghiên cứu điều chế vaccine - sẽ đem lại lợi nhuận ròng 44 USD cho mỗi USD bỏ ra. Tác giả của nghiên cứu này, tiến sỹ Sachiko Ozawa đến từ trường đại học y công cộng John Hopkins-Bloomberg, cho biết: "Vaccine là một hạng mục đầu tư tuyệt vời nhưng để gặt hái những lợi ích về mặt kinh tế thì chính phủ và các nhà đầu tư phải hết sức kiên nhẫn cũng như mở rộng tầm phủ sóng của vaccine nhiều hơn nữa".

    Để chỉ rõ lợi ích kinh tế vượt trội của vaccine, các tác giả đã chia nó thành 2 phần nhỏ. Đầu tiên, họ hướng đến chi phí bệnh tật - ý chỉ những chi phí chữa trị đối với các căn bệnh đã xuất hiện vaccine đặc chủng riêng - và thống kê những chi phí có thể tránh được trong quá trình điều trị nếu có vaccine so với lúc không có vaccine. Ngoài ra, các chuyên gia cũng tính tới vấn đề thâm hụt sản lượng và chi phí vận chuyển của vaccine với các loại dược phẩm khác có khả năng điều trị cùng 1 loại bệnh.

    Kết quả, người dân sẽ nhận được 16 USD đối với mỗi USD họ chi trả cho việc sử dụng vaccine, con số cao hơn hẳn các dược phẩm khác. Tiếp đó, họ xem xét lợi lợi tức đầy đủ bao gồm các lợi ích về kinh tế - xã hội trên phạm vi vĩ mô của việc đầu tư vào việc tiêm chủng như sống lâu hơn và có sức khỏe tốt hơn, giảm thiểu chi phí điều trị trong tương lai. Sau khi tính toán, mức lợi nhuận khổng lồ bỏ 1 USD ăn 44 USD đã xuất hiện.

    Ngoài ra, tiến sỹ Sachiko Ozawa còn nhận định rằng giai đoạn 2011-2020 chính là "thập kỷ của vaccine". Bà Ozawa cho biết các chương trình tiêm chủng của hơn 94 quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình có tổng trị giá khoảng 34 tỷ USD. Bên cạnh đó, số tiền chữa trị đối với các loại bệnh có vaccine đặc chủng mà những quốc gia này tiết kiện được nhờ chương trình tiêm chủng của mình sẽ lên tới 586 tỷ USD trong vòng 10 năm liên tiếp. Thậm chí, nếu nhìn dưới góc độ lợi tức đầy đủ thì những quốc gia này sẽ thu lại số tiền 1530 tỷ USD sau 10 năm đầu tư cho vaccine.

    Kết quả này thực sự rất ấn tượng khi các nhà nghiên cứu mới chỉ dựa trên các thống kê về 10 căn bệnh có vaccine đặc chủng hiện nay trong đó bao gồm bệnh sốt vàng da, viêm gan B, u nhú ở người, và sởi. Từ đó, các nhà khoa học khẳng định tiêm chủng là một sự đầu tư đúng đắn đối với các nước đang phát triển. Dĩ nhiên, tiến sỹ Ozawa vẫn nhấn mạnh rằng lợi ích kinh tế này chỉ xuất hiện khi việc tiêm chủng tiếp tục được phổ biến rộng rãi hơn nữa.

    Vaccince là chế phẩm y tế có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vaccine để điều trị một số bệnh. Thuật ngữ vaccine xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (theo tiếng Latin, vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vaccine để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vaccine không những được cấy, tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

    Tham khảo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ