Ngành y tế và dược phẩm hiện nay là một trong những mảng kinh doanh lớn chưa chịu nhiều sự tác động của nền kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, liệu những startup như Uber hay Airbnb có thể xâm nhập vào mảng kinh doanh này và tạo nên những đột phá hay không?
Trong ngành vận tải và khách sạn, những startup như Uber hay Airbnb đã có bước đột phá về công nghệ nhằm khắc phục những khuyết điểm của mảng kinh doanh truyền thống, qua đó phá vỡ những rào cảm và quy tắc chung của ngành.
Dẫu vậy, ngành y tế thì phức tạp hơn vời nhiều vấn đề khó khăn mà tiến bộ công nghệ chưa thể giải quyết ngay trong ngắn hạn.
Rõ ràng, các startup như Uber hay Airbnb tham gia được thị trường vận tải và khách sạn bởi loại hình kinh doanh của những công ty này khá mới, chưa có quy định rõ ràng và cũng chưa có cơ quan nào thực sự phụ trách hoạt động kinh doanh kiểu như vậy.
Tuy nhiên, ngành chăm sóc sức khỏe thì lại hoàn toàn khác khi đây là lĩnh vực có khả năng ảnh hưởng đến mạng sống của nhiều người. Do đó, chắc chắn các ban ngành liên quan sẽ giám sát chặt chẽ và những công ty hoạt động có liên quan dù chỉ một phần cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Ví dụ, một loại thuốc được phát triển sẽ phải mất khoảng 10 năm để được thông qua các quy trình chứng nhận và đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Vì vậy, những startup như Uber hay Airbnb sẽ gặp khó khăn nếu muốn tham gia mảng kinh doanh này nếu không thực sự có đột phá đáng kể nào về công nghệ cũng như hình thức kinh doanh.
Lưu trữ Gen người tại một phòng thí nghiệm ở Munich-Đức
Công nghệ Gen
Nhiều chuyên gia trong ngành y tế và dược phẩm nhận đinh công nghệ gen hiện nay có nhiều khả năng sẽ trở thành một “Uber” mới.
Công nghệ này cho phép bệnh nhân thay thế những đoạn ADN bị lỗi hay mang các mầm bệnh để thay thế bằng những đoạn ADN khỏe mạnh.
Nếu kỹ thuật này được phát triển hoàn thiện, việc sử dụng thuốc và các liệu pháp điều trị sẽ không còn cần thiết và toàn bộ ngành y tế cũng như dược phẩm sẽ phải thay đổi.
Tuy vậy, công nghệ gen vẫn còn cần thời gian rất dài để phát triển và hoàn thiện. Hiện nay, con người vẫn phải phụ thuộc vào thuốc men và các liệu pháp điều trị.
Hơn nữa, hệ thống ADN của con người có kết cấu khá hoàn chỉnh và các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đảm bảo công nghệ gen sẽ không gây hại cho loài người nhiều thế hệ sau đó.
Điều gì sẽ xảy ra khi bệnh nhân thay đổi một đoạn gen khiến 3 đoạn gen khác bị ảnh hưởng? Liệu con cháu đời sau có mang những mầm họa nào không khi đời trước thay đổi mã gen? Đây là những câu hỏi vẫn đang gây tranh cãi giữa các nhà khoa học.
Số liệu và lựa chọn pháp đồ điều trị
Một khả năng nữa mà nền kinh tế chia sẻ có thể thay đổi ngành chăm sóc sức khỏe là bệnh nhân có thể lựa chọn cách điều trị, đặc biệt đối với những bệnh ung thư.
Ngày nay, y học có rất nhiều cách để điều trị ung thư, từ xạ trị, hóa trị đến sinh hóa trị. Thậm chí riêng trong hóa trị cũng có rất nhiều loại thuốc và cách điều trị khác nhau. Điều này khiến bệnh nhân có quyền lựa chọn phương án nào tối ưu nhất cho bản thân.
Tuy nhiên, bệnh nhân thường không có kiến thức về y học và họ cũng không đủ thông tin để có thể lựa chọn phương án chữa bệnh tốt nhất. Vì vậy một startup có thể cung cấp thông tin cũng như tối ưu hóa lựa chọn điều trị cho các bệnh nhân, kể cả ung thư, có thể khiến vô số bác sĩ và chuyên gia chẩn đoán phải mất việc.
Bên cạnh đó, công nghệ robot cũng có thể là một hướng đi mới khi công nghệ gen chưa thực sự thành thục và ý tưởng chọn lọc thông tin cho bệnh nhân vẫn còn đang phát triển.
Áp dụng robot cho điều trị là một ý tưởng hoàn toàn khả thi khi con người đã có những tiến bộ vượt bậc trong mảng này. Việc phẫu thuật bằng robot, sử dụng những robot mini vào trong cơ thể người để chữa bệnh, thay thế những bộ phận cơ thể bằng máy đã và đang được nhiều cơ sở y tế thực hiện.
Loại kỹ thuật này rõ ràng đang có những bước tiến xa nhất khi áp dụng trong thực tế và nếu được phát triển tốt, đây có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho nền kinh tế chia sẻ.
Hãy tưởng tượng trong tương lai không xa, một ứng dụng cung cấp dịch vụ thay thế hầu hết các cơ quan trên cơ thể bạn nếu chúng xảy ra vấn đề tại nhiều bệnh viện khác nhau.
Bệnh nhân nếu gặp vấn đề tại một bộ phận có thể dùng ứng dụng này tra cứu thông tin giá cả, đặt hàng và đến bệnh viện gần nhất để phẫu thuật.
Khi đó, chắc chắn nhiều công ty dược phẩm sẽ phải lao đao.
Bệnh truyền nhiễm
Mặc dù công nghệ gen và điều trị bệnh ung thư thường là chủ đề hot cho các startup, nhưng bệnh truyền nhiễm có thể là mảng “dễ thở” hơn cho nền kinh tế chia sẻ.
Những kỹ thuật cho phép xác định nhanh chóng, chính xác người bệnh mắc bệnh gì hoặc có mắc bệnh truyền nhiễm hay không có thể là cơ hội kinh doanh lớn cho các công ty công nghệ. Kỹ thuật này đòi hỏi ít khó khăn hơn so với công nghệ gen và điều trị ung thư.
Đặc biệt, với tình trạng bệnh dịch tràn lan trong thời gian gần đây, như cầu cho loại công nghệ này chắc chắn sẽ tăng cao. Hơn nữa, do khả năng bệnh dịch lây lan mạnh, thị phần cho mảng kinh doanh này sẽ không hề thấp.
Nói tóm lại, những vấn đề trong ngành chăm sóc sức khỏe là khá phức tạp và một ứng dụng, ý tưởng hay đột phá về công nghệ là không đủ để giúp nền kinh tế chia sẻ tồn tại trong mảng này.
Thay vào đó, nhiều khả năng các startup sẽ tập trung hơn vào việc kết nối giữa bệnh nhân và bác sĩ cũng như trao thông tin và quyền quyết định điều trị vào tay người tiêu dùng.
Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời