Đó không phải là ánh sáng của đèn đóm hiện đại, đó là sự ô nhiễm tới từ con người.
- Sử dụng nước, các nhà nghiên cứu tìm ra cách biến 90% lượng rác thải nhựa thành nhiên liệu sạch
- Tiền tái chế rác thải nhựa có thể đủ để mua cả NFL, Apple và Microsoft
- Cận cảnh bồn cầu kiểu mới của Bill Gates: Không cần nước, xử lý chất thải không để lại mùi, có thể tách nước khỏi phân
- Giữa những núi rác thải điện tử khổng lồ, có bàn tay cặm cụi nhặt từng miếng kim loại để mưu sinh
- Các chất thải từ nhựa đang hủy hoại đại dương có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho xe hơi
- Nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng thiếu nước, Carlsberg nghiên cứu làm hẳn bia từ…nước thải
Nếu đứng từ Vũ trụ, dùng mắt thường để nhìn xuống Trái Đất, bạn sẽ khó có thể thấy dấu vết của khí thải phát ra từ việc tiêu thụ chất đốt. May mắn thay, Descartes Labs vừa công bố bản phân tích dữ liệu mới, cho bạn quan sát những gì mắt mình không nhìn thấy được.
Và kém may mắn thay, những hình ảnh đó khiến ta suy nghĩ về những gì nền công nghiệp, các phương tiện vẫn thải ra đường.
Những đường và các mảng màu bạc cho thấy việc thải nitro dioxide, loại khí gas thải ra từ hoạt động tiêu thụ chất đốt và cũng là thành phần gây nên mưa acid, sương khói độc hại và các bệnh liên quan tới phổi. Đúng là nitro dioxide có thể tới từ các nguồn tự nhiên, nhưng nguồn nhân tạo mới là thứ tạo nên những mảng màu bạc đáng lo ngại.
Xe đốt xăng, các nhà máy đốt nhiên liệu, những thiết bị lớn nơi công trường đều có thể đẩy thêm nitro dioxide vào không khí. Nạn cháy rừng, đốt nương làm rẫy hay bất kỳ hạnh động đốt rơm rạ nào cũng góp phần khiến không khí ô nhiễm thêm. Nói một cách đơn giản, những điểm màu bạc trên bản đồ chỉ ra những nơi có hoạt động đốt đang diễn ra.
Dữ liệu có được từ vệ tinh Sentinel-5P, phóng lên không vào tháng mười năm 2017 với nhiệm vụ theo dõi bầu khí quyển Trái Đất. Nó là một phần của cụm vệ tinh phóng bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, mục đích chính là theo dõi mọi tiến trình tự nhiên trên Trái Đất. Những vệ tinh khác có nhiệm vụ theo dõi cây cối, nhiệt độ và có cả theo dõi vết nứt trên băng Nam Cực.
Bản đồ những đường bạc trên chỉ là một trong nhiều kết quả nghiên cứu Descartes Labs thu được. Để có được chúng, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một tổ hợp dữ liệu, ghép từ từng ảnh riêng biệt đã được chụp suốt từ tháng Tám cho tới tháng Chín năm 2018. Những hình mờ bởi mây, những hình kém chất lượng sẽ bị lọc bỏ.
Đây là ảnh chụp từ vệ tinh Sentinel-2. Những cột khói trên ảnh góp phần tạo nên những điểm bạc trong ảnh bên trên.
Nitro dioxide không tồn tại lâu trong khí quyển để bay được tới những khu vực khác, nên đa số lượng nitro dioxide sẽ đều lơ lửng ở chính nơi chúng được thải ra. Đó chính là những thành phố lớn, nơi lượng phương tiện giao thông tập trung nhiều. Thế nhưng vẫn có những điểm thải nitro dioxide làm bất ngờ các nhà nghiên cứu.
"Có những con tàu vượt đại dương, hay những thị trấn công nghiệp nằm giữa một vùng trống trải", Tim Wallace, trưởng ban thiết kế tại Descartes Labs nói.
Có vẻ như ở đâu có người, ở đó sẽ có ô nhiễm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android