Đây là cấu hình và độ trễ khi chơi game trên Stadia - nền tảng chơi game chất lượng cao trên mọi thiết bị của Google

    Chíp,  

    Stadia được Google công bố tại GDC vừa diễn ra ở Mỹ.

    Sự kiện của Google tại GCD đã đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi liên quan tới Stadia, dịch vụ stream game trực tuyến mà gã khổng lồ tìm kiếm định ra mắt vào cuối năm nay. Tuy nhiên, sau đó Google đã giải đáp gần như mọi thắc mắc bằng cách công bố cấu hình và mô tả hiệu suất của dịch vụ này so với máy tính và máy chơi game (console) hiện tại.

    Mục tiêu hiện tại của Google là có thể cung cấp trải nghiệm game ở độ phân giải 4K, tốc độ 60 khung hình trên giây. Google cho biết Stadia cũng hỗ trợ hình ảnh HDR. Trong tương lai, Stadia sẽ mở rộng tới tốc độ 120 khung hình trên giây và thậm chí là độ phân giải 8K, một tầm nhìn khá táo bạo của Google.

    Đây là cấu hình và độ trễ khi chơi game trên Stadia - nền tảng chơi game chất lượng cao trên mọi thiết bị của Google - Ảnh 1.

    Tất nhiên, để chơi được game ở độ phân giải 4K cần phải có một cỗ máy mạnh mẽ. Đây là một trong những lợi thế tiềm năng của Stadia nếu Google làm được như họ đã hứa. Đây là cấu hình của Stadia:

    - Vi xử lý x86 tùy chỉnh với tốc độ 2.7GHz với công nghệ AVX2 SIMD và bộ nhớ đệm L2 L3 9.5MB

    - GPU AMD tùy chỉnh với bộ nhớ HBM2, 56 đơn vị xử lý và sức mạnh 10.7TFLOPs

    - 16GB RAM (chia sẻ giữa CPU và GPU, băng thông lên tới 485GB/s

    - Ổ lưu trữ SSD điện toán đám mây

    Một điều thú vị là Google đã dùng GPU của AMD chứ không phải NVIDIA. AMD không phải là cái tên xa lạ trong làng game nhưng trong quá khứ Google thường dùng phần cứng Tesla của NVIDIA cho trung tâm dữ liệu của mình.

    Đây là cấu hình và độ trễ khi chơi game trên Stadia - nền tảng chơi game chất lượng cao trên mọi thiết bị của Google - Ảnh 2.

    Mặc dù không rõ kiến trúc cơ bản và model cụ thể nhưng dựa trên thông số thì sức mạnh của GPU trên Stadia tương đương với card màn hình Radeon RX Vega 56. Theo Google, hiệu suất của Stadia cao hơn 78% so với Xbox One X và nhanh hơn 5,8 lần so với model cơ bản của PlayStation 4.

    Thú vị hơn, các máy Stadia có thể kết hợp với nhau. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phát triển sẽ không bị ràng buộc bởi thông số kỹ thuật cốt lõi mà có thể khai thác nhiều thiết bị cùng lúc để đáp ứng nhu cầu của những game nặng. Google cũng chia sẻ rằng khả năng xử lý của CPU và GPU trên Stadia có tính "đàn hồi", điều này có nghĩa là nó có thể nâng cấp trung tâm dữ liệu của chính nó theo thời gian.

    Thử nghiệm Google Stadia

    Digital Foudry đã có một khoảng thời gian trải nghiệm phiên bản mới nhất của Stadia và bạn có thể xem trong video dưới đây. Đây có thể chưa phải là phiên bản cuối cùng nhưng dự tính trải nghiệm người dùng sẽ không thay đổi nhiều.

    Khi chơi game trên Pixelbook với kết nối internet của Google, các hình ảnh hiển thị mượt mà, sắc nét. Các phép đo độ trễ cũng được thực hiện và dưới đây là kết quả khi so sánh với các nền tảng khác nhau:

    - Google Stadia: 166ms

    - Google Project Stream: 179ms

    - PC tốc độ 30fps: 112ms

    - PC tốc độ 60fps: 79ms

    - Xbox One X: 145ms.

    Đây không phải là một thử nghiệm có chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía Digital Foundry và Google cũng có thể tối ưu hóa chiếc Stadia để trình làng nó trong trạng thái tốt nhất. Dẫu vậy, những kết quả ban đầu cho thấy tầm nhìn của Google cực kỳ thú vị.

    Các thông tin mới nhất, chi tiết nhất về Stadia sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trong thời gian tới.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ