Đây là chiếc xe điện Vinfast VF 8 đặc biệt bậc nhất tại Việt Nam
Trong số những chiếc VF 8 đã bàn giao đến tay khách hàng thì đây chính là chiếc đặc biệt nhất khi thuộc sở hữu của Đại Sứ Quán Hà Lan và đăng kí biển số ngoại giao.
- VinFast bắt tay với công ty viễn thông quy mô 180 tỷ USD, phủ internet lên xe điện ở Bắc Mỹ và Châu Âu
- Trước VinFast từ lâu, EVN đã tự sản xuất và lắp đặt trạm sạc nhanh cho ô tô điện, vừa được trao giải Make in Viet Nam
- Lựa chọn niêm yết trên sàn "cao cấp" nhất của Nasdaq, VinFast phải đáp ứng những tiêu chí gì?
- Kỳ tích và ‘bài tập về nhà’ của VinFast khi nộp đơn IPO tại Mỹ
- Hàng loạt công ty từng có giá trị cao ngất ngưởng 50-100 tỷ USD, các hãng xe điện hàng đầu thế giới đang được định giá bao nhiêu trước khi VinFast nộp hồ sơ IPO?
Mới đây, trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Phụ trách Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan Liesje Schreinemacher đã bày tỏ sự thán phục khi Việt Nam từ một nước nghèo, kém phát triển nhưng hiện đã có thể cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện.
Bà kể chuyện đã lái 2 vòng xe điện Vinfast quanh nhà máy và chiếc xe này sẽ được bán tại Hà Lan vào năm 2023. Có thể thấy sự tin tưởng lớn của Hà Lan vào ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, VinFast cũng vinh dự được cơ quan Đại sứ quán các nước ưa thích sử dụng.
Trong đó có thể kể đến chiếc Lux A2.0, phiên bản Plus được đăng kí biển số ngoại giao của Đại Sứ Quán Áo. Hoặc gần đây nhất là chiếc VF 8 phiên bản Eco của văn phòng Đại sứ quán Hà Lan với màu cam đặc trưng.
VinFast Lux A2.0 của Đại sứ quán Áo tại Việt Nam.
Được biết, Ngài Kees van Baar, Đại sứ được Vương quốc Hà Lan bổ nhiệm tại Việt Nam là 1 trong những khách hàng đầu tiên đặt mua chiếc xe điện VF 8.
Ảnh: Autopro
Vị Đại sứ chia sẻ rằng với người Hà Lan thì vấn đề biến đổi khí hậu là một thử thách. Hà Lan đang trong quá trình xây dựng và phát triển một tương lai xanh và bền vững. Và một trong những giải pháp quan trọng là sử dụng điện năng trong các phương tiện giao thông.
"Khi tôi đến Việt Nam, điều đầu tiên tôi làm là mua chiếc xe máy điện của VinFast. Sau đó, tôi được biết là đại sứ quán cũng đặt mua một chiếc VinFast VF 8.
Điều này có nghĩa là, chúng tôi - đại sứ quán Hà Lan cũng muốn đồng hành cùng Việt Nam trong việc đối phó các vấn đề biến đổi khí hậu và xây dựng tương lai xanh, bền vững", ông Kees van Baar cho biết.
Ảnh: Johnny & Supercar Vlog
Ảnh: Johnny & Supercar Vlog
Thông thường, Đại sứ quán của các nước tại Việt Nam thường lựa chọn những mẫu xe sang, cao cấp và nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài để phục vụ cho công tác đối ngoại tại nước sở tại, rất ít khi thấy một Đại sứ quán nào sử dụng xe nội địa bán trong nước.
Với đặc thù công việc, văn phòng các Đại sứ quán, Lãnh sự quán đều rất coi trọng tiêu chuẩn an toàn và khả năng vận hành khi lựa chọn xe để sử dụng. Do vậy các dòng xe nhập khẩu từ nước ngoài thường được lựa chọn, nhất là các phiên bản đặc biệt được thiết kế dành riêng cho các cơ quan ngoại giao.
Những thương hiệu được ưa chuộng nhất có thể kể đến như Mercedes-Benz, BMW hay Toyota hoặc cao cấp hơn nữa là Jaguar, Land Rover... Và khi VF8 hay Lux A được Đại Sứ Quán các nước tin dùng như một sự khẳng định về chất lượng, sự an toàn và cao cấp.
Ngoài ra, bà Nguyễn Thanh Thúy - tổng giám đốc VinFast tại châu Âu, cho hay năm 2023, hãng sẽ tiến sang thị trường này. Trong đó riêng tại Hà Lan sẽ có 30 đại lý và sẽ đầu tư 12 triệu euro để thiết lập 4 phòng trưng bày, văn phòng đầu tiên của hãng sẽ được mở tại Amsterdam ngay trong tháng này.
Hãng đặt mục tiêu sẽ có 2.600 chiếc xe điện của hãng lăn bánh tại Hà Lan vào cuối năm tới. Bà đề nghị hai Chính phủ thúc đẩy hơn nữa việc phát triển các loại phương tiện giao thông thân thiện môi trường.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"