Đây là lý do để bạn không nên tin vào những câu chuyện khởi nghiệp, dù nó do chính CEO của hãng nói ra
Khi đã thành công, những doanh nhân khởi nghiệp thường có xu hướng thêu dệt câu chuyện thành đạt của mình. Cổ tích giữa đời thường bỗng có thật.
- Chỉ bằng một lời khuyên 3 phút, Elon Musk đã dạy cho những nhà khởi nghiệp ngày nay một bài học sâu sắc
- Từ chối cả Facebook và Uber, thanh niên 24 tuổi vừa chống chọi với căn bệnh ung thư vừa sử dụng Snapchat để khởi nghiệp thành công
- Công ty khởi nghiệp sản xuất giấy từ đá vôi thay vì gỗ giúp tiết kiệm được rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá
- Liệu có thể khởi nghiệp online từ quê nghèo không? Hãy lắng nghe câu chuyện của các nông dân Trung Quốc phất thành triệu phú nhờ Alibaba
- 4 sản phẩm khởi nghiệp thành công nhất có xuất phát điểm từ chương trình Shark Tank
- Cô nàng bỏ ra 10 ngàn USD để “khởi nghiệp” và nổi tiếng trên Instagram nhưng cuối cùng lại ôm về một đống nợ
Những câu chuyện khởi nghiệp đều là hư cấu
Đa phần, những câu chuyện hào nhoáng mà một nhà sáng lập nào đó nói về dự án con cưng (nay đã thành công) của mình đều được thêu dệt nên. Hãy nhìn vào ví dụ mang tên Netflix – nền tảng stream phim bản quyền lớn nhất thế giới:
Bài báo với tựa đề "Netflix được thành lập ngày này 20 năm trước là do Reed Hastings đã trả chậm muốn cuốn băng".
Reed Hastings, nhà sáng lập và CEO của Netflix nảy ra ý tưởng về một nền tảng stream phim trực tuyến sau khi ông bị phạt 40 USD vì đã trả phim muộn cho cửa hàng thuê băng. Ông kể với vô vàn tạp chí, nói trong nhiều bài phỏng vấn rằng ý tưởng của "Netflix" tới từ một cuốn băng ông thuê về đã bị mất và số tiền phạt lên tới 40 USD, số tiền lớn với những năm 1990.
Có điều, câu chuyện này không có thật. Chính đồng sáng lập và cựu CEO Marc Randolph của Netflix đã nói vậy. Hastings kể câu chuyện trên chỉ để giải thích một cách dễ hiểu (và hay ho) về cách thức hoạt động của Netflix mà thôi.
Mang đi kể cho vui thì hay, nhưng câu chuyện này sẽ làm bất kì ai muốn khởi nghiệp có một quan niệm sai lầm.
Câu chuyện thành công chỉ sau một đêm của Sam Walton
Ông Sam đã 44 tuổi khi bắt tay vào mở siêu thị Walmart đầu tiên, lúc ấy ông đã vận hành chuỗi của hàng bán lẻ được 15 năm dài rồi. Ông có một thắc mắc lớn rằng tại sao người ta cứ tập trung vào khởi nguồn của Walmart đến thế:
"Bằng cách nào đó, trong nhiều năm vừa rồi, dân tính lại có ấn tượng rằng Walmart là thứ gì đó tôi bỗng nhiên nghĩ ra trong những năm tháng trung niên của mình, và rồi ý tưởng lớn này biến thành thành công chỉ sau một đêm ...
Cũng giống với những thành công chỉ sau một đêm khác, nó mất 20 năm để thực hiện".
Nếu bạn đang bắt tay vào làm một dự án nào đó và muốn học hỏi từ "người sáng lập Walmart", thì việc nhìn vào khởi nguồn của công ty này quả là ngốc nghếch, bởi lẽ vào thời điểm ấy, Sam Walton đã có tới 15 năm kinh nghiệm rồi.
Hãy quay lại với cửa hàng đầu tiên của ông Sam
Sai lầm lớn nhất của sự nghiệp Sam Walton
Sự nghiệm bán hàng của ông bắt đầu tử tuổi 27, khi ông mua lại cửa hàng đầu tiên của mình, một cửa hàng thuộc chuỗi Ben Franklin nổi tiếng. Sam Walton dựa vào danh tiếng sẵn có của cửa hàng và một vài chiến thuật kinh doanh của riêng mình.
Ví dụ:
- Ông đặt máy làm bỏng ngô và kem ở phía trước cửa hàng, nhằm mời chào thêm khách hàng.
- Ông giảm giá hàng hàng loạt, nhưng bù lại bằng việc bán được hàng với số lượng lớn.
- Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không qua trung gian, từ đó cắt giảm được một phần chi phí.
Ông đổ vào cửa hàng đó sức trẻ và cống hiến trong suốt 5 năm, tăng doanh thu lên 3,5 lần lên mức 250.000 USD/năm. Ông biến cửa hàng này thành nơi thành công nhất trong phạm vi 6 bang quanh đó.
Nhưng rồi, Sam Walton nhận ra rằng ông đã phạm phải một sai lầm cực kỳ tai hại.
Sam Walton thời còn đi học.
Khi mà ông kí hợp đồng thuê lại cửa hàng, ông đã không thêm điều khoản "được phép làm mới hợp đồng". Chủ cửa hàng ấy, sở hữu chuỗi cửa hàng cạnh tranh trong khu vực, nhìn thấy thành công vượt trội của Sam Walton, đã từ chối làm mới hợp đồng với bất kì giá nào. Ông ta đã buộc Sam Walton phải đóng cửa.
Vậy là công sức gây dựng sự nghiệp trong 5 năm biến mất bởi một cá nhân duy nhất và một sơ xuất nhiều năm về trước.
Sam Walton mất hết ý chí chiến đấu.
"Đó là điểm thấp nhất mà cuộc đời kinh doanh của tôi chạm tới. Tôi buồn nôn với thực tại ấy. Tôi không thể tin nổi ... Tôi đã gây dựng nên cửa hàng tuyệt vời nhất trong khu vực và nỗ lực hết mình để xây dựng cộng đồng – tôi làm mọi thứ đều rất đúng mực – và giờ tôi bị đuổi cổ khỏi thị trấn này. Điều đó không công bằng.
Tôi tự thấy mình cõ lỗi lớn vì đã ký vào bản hợp đồng thuê cửa hàng tồi tệ kia, và tôi căm thù lão chủ".
Ông đã vô cùng tức giận, nhưng ông vẫn chấp nhận thực tại:
"Tôi vẫn luôn coi những vấn đề tôi gặp phải là những trở ngại cần vượt qua, và lần này cũng chẳng khác gì.
Tôi phải tự đứng lên và đối diện với nó, làm lại từ đầu và lần này, sẽ còn làm tốt hơn".
Với Facebook hay Google, khi họ thay đổi thuật toán thì ít ra, những doanh nghiệp sống dựa họ sẽ vẫn còn khách hàng cũ và vẫn còn tài sản được lưu trữ. Điều đó lại không áp dụng cho doanh nghiệp mở cửa hàng bán lẻ.
Sam Walton không thể tìm được một chỗ nào gần đó để xây lại một cửa hàng mới. Ông đã phải đưa toàn bộ gia đình gồm 6 người của mình sang một thị trấn mới, tìm một khởi đầu mới.
Ông có quá nhiều lý do để mà chán nản: họ đã phải chuyển tới một thị trấn nhỏ hơn (đó là Bentonville) mà thậm chí, đã có tới 3 cửa hàng – 3 đối thủ của ông tại đó rồi.
Nhưng Sam Walton nói rằng "điều đó chẳng quan trọng, tôi có những kế hoạch lớn hơn nhiều".
Sự kiên định đến cực độ của Sam Walton
Điểm tối quan trọng của bất kỳ "thành công chỉ sau một đêm" nào đều không được người ta nhắc đến. Ai cũng nhìn vào thành công mà không ai nhìn vào những sai lầm, nhưng sai lệch nhỏ hay cả những tai nạn ngoài ý muốn diễn ra trong con đường dài dẫn đến thành công ấy:
- Có ai nhớ tới lúc Sam Walton cố gắng mở cả một khu mua sắm lớn, làm sớm 10 để rồi thua thiệt 25.000 USD?
- Có ai nhớ lúc một cơn bão đã xóa sổ cửa hàng buôn bán hiệu quả nhất của Walton? Lúc ấy ông chỉ nói rằng "ta hãy cứ xây lại nó và làm lại thôi".
Nếu có ai đó muốn học hỏi từ Sam Walton, thì những yếu tố này cực kỳ quan trọng. Con dường dẫn tới thành công sẽ trải đầy lỗi lầm và vấn đề khó nhai. Như Ryan Holiday đã viết trong cuốn sách mới xuất bản của mình, những chướng ngại vật ấy chính là con đường đi đến thành công.
Một đồng nghiệp của Sam Walton nói rằng ông có thể vươn lên là vì mỗi sáng thức dậy, ông đều định hướng cho mình một ý chí kiên định rằng "sẽ phải cải thiện được một cái gì đó".
Ông ấy "ít sợ việc thất bại hơn bất kỳ ai mà tôi biết. Một khi ông ấy biết rằng mình sai, ông ấy loại bỏ nó và hướng tới một hướng đi khác".
Ta chẳng thấy đâu được sự kiên định tương đương trong câu chuyện khởi nghiệp Netflix của Reed Hastings với 40 USD phí trả băng chậm. Ai cũng nghĩ rằng mình cần một ý tưởng lớn, nhưng thực tế thì ý tưởng chẳng có ý nghĩa gì, là tâm lý và ý chí bền bỉ mới là tất cả.
Và nhờ sự kiên định ấy, Sam Walton đã mở được 16 cửa hàng. Năm 1960, ông là cá nhân vận hành cửa hàng tiện ích độc lập lớn nhất nước Mỹ, với thu nhập hàng năm là 12 triệu USD (giá trị tính theo giá USD của năm 2018).
Thế người ta có tin doanh nhân thành đạt Sam Walton và đầu tư vào đó không?
Thành công năm 1960 là lúc ông Walton nhắm tới mục tiêu cao hơn, một chuỗi cửa hàng lớn, và cửa hàng Walmart đầu tiên.
Thế mà doanh nhân thành công với 15 năm kinh nghiệm và một chuỗi cửa hàng lớn lại không tìm được bất kì một nhà đầu tư nào. Không một chủ cửa hàng, nhà đầu tư hay đối thủ nào muốn hợp tác.
Sam Walton vĩ đại đã không thể tìm được một nhà đầu tư nào giúp ông mở nên cửa hàng Walmart đầu tiên, dù bản thân ông là một doanh nhân cực kì thành công.
Nhưng rồi, cửa hàng Walmart đầu tiên được dựng lên
Đây là lúc thành công của Sam Walton cất cánh, là lúc bất kì nhà đầu tư nào cũng nên nhìn vào học, và cũng là lúc kết thúc câu chuyện.
Cửa hàng Walmart đầu tiên thô và xấu, nhưng nó vẫn hoạt động tốt bởi giá hàng hóa tại Walmart có thể đánh bại bất kì địch thủ nào. Đến cả cái tên Walmart cũng mang trong mình sự "rẻ": biển đèn neon với 7 chữ cái Walmart rẻ hơn cái tên dài mà Sam Walton đã định sử dụng.
Cùng lúc đó, ông Walton chẳng nghĩ gì tới miệng lưỡi người đời cả.
Tờ New York Times không hề nhắc tới cái tên Sam Walton hay Walmart cho tới năm 1969, 7 năm sau khi cửa hàng Walmart đầu tiên xuất hiện. Mà ông lên báo cũng có to tát gì đâu! Tất cả chỉ là một câu trích dẫn ngắn ngủi:
Sam Walton, chủ tịch của Wal-Mart: "Chúng tôi có ý định cạnh tranh đến cùng với họ bởi chúng tôi là chuỗi cửa hàng đầu tiên và chính sách của chúng tôi đã được chứng minh là thành công".
Lần phát hành cổ phiếu đầu tiên của Walmart diễn ra vào năm 1970, mà cũng chỉ được nhắc tới MỘT lần duy nhất trên trang 44 của tạp chí Times.
Nếu muốn học hỏi từ những nhà đầu tư, hãy tìm tới những câu chuyện khó khăn (và có thật) của những ngày đầu lập nghiệp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming