Hồi lên 5 tuổi, bạn chờ đợi mãi mới đến ngày sinh nhật hay mùa giáng sinh... Nhưng tại sao đến 20 tuổi, thời gian cứ trôi qua nhanh như chớp mắt khiến bạn chưa kịp làm gì đã bước sang tuổi 30?
Khi chúng ta còn trẻ, mùa hè dường như kéo dài mãi mãi và thời gian chờ đợi đến mỗi mùa giáng sinh thì như vô tận. Nhưng tại sao khi chúng ta già đi, thời gian lại trôi nhanh với tốc độ chóng mặt. Dường như mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi mùa trôi qua chỉ trong một cái chớp mắt và bạn luôn ngỡ ngàng khi phải thay một quyển lịch mới.
Tất nhiên, thời gian trôi nhanh không phải là kết quả của việc chúng ta đã lớn và bận rộn hơn với những trách nhiệm, lo toan của người trưởng thành. Các nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra rằng, do nhận thức được thời gian trôi qua nhanh hơn khi con người già đi nên chúng ta mới sống bận rộn và vội vã hơn.
Có một vài giả thuyết cố gắng giải thích lý do tại sao con người lại thấy thời gian trôi nhanh hơn khi chúng ta già đi.
Một số nhà khoa học cho rằng đây thực chất là sự thay đổi trong đồng hồ sinh học ở cơ thể mỗi người. Khi chúng ta già đi, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn làm chậm nhịp tim và hơi thở. Trong khi đó, nhịp sinh học của trẻ con lại đập nhanh hơn khiến nhịp tim, hơi thở cũng nhanh hơn trong một khoảng thời gian cố định làm chúng cho cảm giác như đã rất lâu mà thời gian chờ đợi (như giáng sinh, sinh nhật...) vẫn chưa đến.
Một giả thuyết khác lại cho rằng con người nhận thức thời gian trôi qua tương đương với lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận được. Khi trẻ con phải phân tích những vấn đề phức tạp, não của chúng mất nhiều thời gian để xử lý hơn, đồng nghĩa với việc cảm thấy thời gian trôi qua chậm hơn.
Điều này cũng góp phần giải thích việc “thời gian trôi chậm hơn” vào thời khắc trước một vụ tai nạn hay cú sốc. Những bối cảnh không quen thuộc thường chứa nhiều thông tin buộc bộ não phải xử lý.
Trên thực tế, khi phải đối mặt với những tình huống mới, bộ não của chúng ta sẽ ghi lại từng ký ức một cách chi tiết và do đó não phản ánh các sự kiện diễn ra chậm hơn so với sự kiện thực tế. Điều này cũng được chứng minh khi bạn nhìn thấy vật nào đó rơi tự do, bạn sẽ thấy nó rơi rất chậm trước mặt bạn nhưng thực tế thì nó vẫn rơi với tốc độ vốn có.
Vậy còn việc nhận thức thời gian trôi nhanh hơn khi chúng ta già đi thì sao? Một số giả thuyết cho rằng khi lớn hơn, con người sẽ trở nên quen thuộc với mọi thứ xung quanh từ nhà ở đến nơi làm việc. Do đó, bộ não của chúng ta không cần mất nhiều thời gian để phân tích thông tin và cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn.
Trong khi đó, thế giới của trẻ con luôn tràn ngập màu sắc và những trải nghiệm mới lạ. Chúng phải làm quen với môi trường mới và bộ não phải phân tích mọi thứ xung quanh khiến cho cảm giác thời gian trôi đi chậm hơn.
Đây còn được gọi là giả thuyết “mắc kẹt bởi thói quen” của người lớn. Khi chúng ta càng quen thuộc với những sự kiện hàng ngày, ta càng thấy thời gian trôi đi nhanh hơn. Và thời gian trôi nhanh hơn tỷ lệ thuận với tuổi tác.
Cơ chế sinh học đằng sau giả thuyết này được giải thích là do các dopamine tiết ra dẫn truyền lên hệ thần kinh kích thích nhận thức của con người về thời gian. Từ 20 tuổi trở đi, các dopamine tiết ra nhiều hơn khiến con người cảm thấy thời gian trôi đi nhanh hơn.
Tuy nhiên, các giả thuyết trên lại không có mối liên hệ chặt chẽ về mặt toán học và chưa thể giải thích được chính xác mức độ trôi qua nhanh chậm của thời gian. Rõ ràng thời gian có sự dịch chuyển nhanh hơn khi con người già đi nhưng chúng ta lại không cụ thể hóa hay đo lường được chúng như đo mức độ động đất hay tốc độ âm thanh.
Vậy chúng ta sẽ đo lường thời gian như thế nào?
Với một đứa trẻ 2 tuổi, một năm dài như một nửa cuộc đời của chúng. Vì thế khi chúng ta còn trẻ, việc chờ đợi đến mỗi lần sinh nhật dường như kéo dài vô tận.
Khi đứa bé lên 10 tuổi, một năm chỉ bằng 10% cuộc đời chúng và đứa bé vẫn phải chờ đợi đến mỗi lần sinh nhật nhưng sự chờ đợi đã ngắn hơn. Đến khi 20 tuổi, một năm chỉ còn khoảng 5% cuộc đời chúng ta.
Từ năm 20 tuổi trở đi, đứa trẻ trở thành người lớn và sự chờ đợi từ sinh nhật 20 tuổi đến sinh nhật 30 tuổi rất ngắn. Thậm chí nhiều người thảng thốt mà nói rằng “Mới 20 hôm nào mà giờ đã bước sang tuổi 30 trong nháy mắt”.
Hãy nghe "Summer Of '69" để biết quý trọng hơn thời gian mà bạn đang sống!
Chúng ta thường cho rằng cuộc đời con người tính theo từng thập kỷ: khi bạn 20, 30 rồi đến 40, 50… tương đương với từng chặng thời gian trôi qua. Tuy nhiên, theo thang loga, chúng ta nhận thức từng thời kỳ khác nhau với độ dài thời gian giống nhau. Vì thế, sự khác biệt giữa các độ tuổi từ 5-10, 10-20, 20-40 và 40-80 là như nhau.
Có thể bạn sẽ cảm thấy buồn khi biết rằng từ năm 40 tuổi đến 80 tuổi dường như bạn chỉ sống dài bằng quãng thời gian từ 5 lên 10 tuổi. Vì thế, hãy bận rộn hết mức có thể để bạn được sống vui vẻ với những gì mình mong muốn. Mỗi ngày thời gian sẽ trôi nhanh hơn khi bạn già đi đấy!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"