Đây là lý giải cho nghịch lý TMĐT Việt Nam: Cực tiềm năng nhưng nhiều DN “chết”

    PV,  

    Thương mại điện tử Việt Nam đang ở giai đoạn bùng nổ với hơn 1/3 dân số sử dụng Internet và 67% trong số đó có mua sắm online. Thế nhưng, thị trường 4 tỷ USD luôn được coi là tiềm năng này đang liên tục chứng kiến sự ra đi của nhiều thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước, cả “dân nghèo” lẫn “đại gia”…

    “Thương mại điện tử là thị trường tiềm năng”, “Thương mại điện tử là xu thế tất yếu”… là những nhận định luôn được lặp đi lặp lại từ nhiều người trong ngành, ngoài ngành, tại nhiều buổi hội thảo.

    Với dân số hơn 90 triệu dân, trong đó, hơn 1/3 dân số sử dụng Internet và 67% số đó có mua sắm online, Việt Nam được đánh giá là đang bước trong một kỷ nguyên số hóa mạnh mẽ. Trong đó, thương mại điện tử được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ, với doanh thu B2C (lĩnh vực bán hàng từ doanh nghiệp tới khách hàng) năm 2015 ước tính đạt 4 tỷ USD.

    “Thương mại điện tử Việt Nam là một thị trường rất lớn”, ông Csaba Bundik – Cố vấn chiến lược của HATCH! Program, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trung và Đông Âu tại Việt Nam (CEEC) đưa ra nhận định tại Tọa đàm “Đổi mới kỹ thuật số - Xu hướng và cơ hội cho các Startup và doanh nghiệp” do Trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý (CFVG) tổ chức.

    “Nhưng hãy nhớ, đây không phải là câu chuyện dễ dàng”.

    Tiềm năng nằm ở đâu?

    2 tháng trở lại đây, thông tin về “cái chết” của các website thương mại điện tử đến dồn dập. Beyeu.com – thuộc Project Lana, một dự án do webtretho kết hợp với quỹ đầu tư IDG đầu tư – đã tuyên bố đóng cửa, đồng thời để lại “lời nhắn đau thương” cho người ở lại.

    "Ecommerce requires lots of money. Many companies will decide to stop burning. Good luck to the rest who are still trying". Tạm dịch: "Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng".

    Không kể đến doanh nghiệp ít tiền, ngay cả – một website thương mại điện tử của CTCP Quảng cáo trực tuyến 24h vốn được Tổng Giám đốc khẳng định “tiền bạc rất dồi dào” – cũng chấp nhận làm “kẻ ra đi” trong cuộc chơi thương mại điện tử.

    – một dự án được coi là thành công với mô hình khởi nghiệp Copycats (copy các mô hình kinh doanh thành công trên thế giới) của hai anh em, đồng thời là đồng sáng lập Rocket Internet – cũng đã bán mình cho đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam – Vietnammm.vn.

    Trước đó, hồi tháng 5/2015, Cucre.vn bị CTCP Vật giá “khai tử”. Nhommua đã về tay Cungmua với sự hậu thuẫn của IDG Ventures.

    Tiềm năng thực sự thương mại điện tử nằm ở đâu? Tại sao ai cũng nói đây là thị trường tiềm năng khi ngay cả những doanh nghiệp mạnh về vốn và quản trị cũng phải rời bỏ thị trường này?Những công ty tăng trưởng nhất không hoạt động trong thị trường được cho là tiềm năng nhất

    Những công ty tăng trưởng nhất không hoạt động trong thị trường được cho là tiềm năng nhất

    “Tiềm năng này nằm ở thị trường, khi lượng người mua tại thị trường Việt Nam khá lớn. Nhưng thành công trên thị trường này phải dựa vào nhiều yếu tố như dịch vụ, lợi thế cạnh tranh và chiến lược của doanh nghiệp… Trong đó, các nội dung khó nhất là marketing, điều phối, giao hàng. Nhiều nội dung trong số này lại phụ thuộc vào bên thứ ba”, ông Csaba lý giải.

    “Có gì đó không rõ trong tầm nhìn của chúng ta”, TS. Louis David Benyayer đến từ trường kinh doanh lâu đời nhất thế giới ESCP Europe cho biết.

    “Khởi sự doanh nghiệp rất dễ. Khởi sự trong các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, công nghiệp ô tô cần rất nhiều tiền, nhưng khởi sự trong lĩnh vực công nghệ dễ dàng hơn nhiều. Điều ngăn cản chúng ta là mức độ khả thi trong lĩnh vực này không cao. Nhưng dù là cơ hội thị trường thế nào, hay doanh nghiệp bạn thế nào, vẫn có một sự thực rằng: Đa số các doanh nghiệp khởi sự sẽ thất bại”.

    90% doanh nghiệp khởi nghiệp đã thất bại trong vòng 5 năm trở lại đây, ông Csaba cho biết.

    Và, một sự thực rất thú vị là: Những công ty tăng trưởng lớn nhất và bền vững nhất (xét những công ty có lịch sử phát triển trên 10 năm) không phải là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, mà là những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực rất truyền thống như thép, xi măng, sản xuất…

    Điều này có nghĩa làkhi tham gia vào một thị trường rất có tiềm năng tăng trưởng không có nghĩa bạn sẽ là người đi đầu về tăng trưởng”, TS. Louis lập luận.

    Dù sao, một điều chắc chắn là các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số sẽ khởi sự dễ dàng hơn và tăng trưởng dễ dàng hơn.

    Trong năm 2015, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động trong năm 2015 là gần 81.000 doanh nghiệp, tăng mạnh ở mức 19% so với năm 2014.

    Chỉ tính riêng tháng 12, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động đã tăng tới 80,6%.

    Nguyên Bảo/Theo CafeBiz/Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ