Đây là nỗi lo lớn nhất của Elon Musk dù SpaceX vừa đưa con người lên vũ trụ thành công

    Bảo Nam, Trí Thức Trẻ 

    Hóa ra vấn đề quan trọng nhất đối với Elon Musk trong sứ mệnh đưa các phi hành gia lên vũ trụ không phải là vụ phóng tên lửa vừa thực hiện thành công.

    Chiều 30/6 vừa qua, một tên lửa Falcon 9 đã cất cánh từ Cape Canaveral, Florida, mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon do SpaceX thiết kế và NASA tài trợ. Bên trong chứa hai phi hành gia NASA: Bob Behnken và Doug Hurley. Vào hôm qua 31/6, tàu vũ trụ Crew Dragon đã lắp ghép thành công với trạm ISS, hoàn toàn tự động. Hai phi hành gia sẽ làm việc tại đây trong vòng 4 tháng tới.

    Lần đầu tiên, một công ty tư nhân đưa thành công con người vào quỹ đạo Trái Đất, một kỳ tích trong ngành hàng không vũ trụ. Nó cũng làm "sống lại" hành trình bay vào vũ trụ của người Mỹ, sau khi đã bị gián đoạn 9 năm.

     Đây là nỗi lo lớn nhất của Elon Musk dù SpaceX vừa đưa con người lên vũ trụ thành công - Ảnh 1.

    Elon Musk ăn mừng sau khi phóng thành công tên lửa Falcon 9 hôm 30/5.

    Elon Musk đã không kìm được cảm xúc khi chứng kiến thành công này của SpaceX. Ông nói: "Tôi đã dành 18 năm làm việc cho mục tiêu này, vì vậy thật khó để tin rằng nó đã xảy ra."

    Nhưng không vì thế mà người sáng lập công ty SpaceX có thể thở phào. Vì trên thực tế, bay vào vũ trụ thành công không phải là vấn đề quan trọng hay khó khăn nhất. Bởi sau khoảng 110 ngày nữa, phi hành đoàn nói trên sẽ lại sử dụng Crew Dragon để quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất và rơi xuống đại dương.

    "Phần mà tôi lo lắng nhất sẽ là hành trình trở về. Mong rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra, hy vọng vậy, trong vài tháng nữa", Musk nói.

     Đây là nỗi lo lớn nhất của Elon Musk dù SpaceX vừa đưa con người lên vũ trụ thành công - Ảnh 2.

    Một minh họa về cảnh tàu vũ trụ của SpaceX trở về Trái đất, với một luồng plasma trước tấm khiên nhiệt.

    Bởi trong lần tái ngộ với bầu khí quyền Trái Đất tiếp theo, các phi hành gia sẽ được bao bọc trong một "viên nang", di chuyển xuyên qua bầu khí quyền với vận tốc gấp 25 lần tốc độ âm thanh. SpaceX đã thiết kế một hệ thống "lá chắn nhiệt", để làm chệch hướng và hấp thụ năng lượng tạo ra do ma sát với không khí. Tuy nhiên, viên này này được thiết kế không đối xứng ở mặt sau. Do đó, nếu bị xoay quá nhiều, các bộ phận của nó có thể bị làm nóng quá mức hoặc gây ra việc mất kiểm soát (ví dụ như lắc lư).

    Chia sẻ trong một cuộc họp báo hồi tháng 3, Elon Musk cho biết ông cùng đội của mình đã xem xét kỹ vấn đề này, nhưng không nghĩ rằng hành trình trở về sẽ thất bại mà "chỉ lo lắng một chút" về việc viên nang được thiết kế không đối xứng.

    Ông cũng lưu ý một mối lo ngại khác về những chiếc dù, thứ phải bung ra để làm chậm tốc độ khi nó rơi vào bầu khí quyền dày hơn.

     Đây là nỗi lo lớn nhất của Elon Musk dù SpaceX vừa đưa con người lên vũ trụ thành công - Ảnh 3.

    Dù mở thành công trong thử nghiệm quay trở lại Trái đất hồi tháng 1.

    "Những chiếc dù là mới. Liệu chúng có được triển khai chính xác không? Và sau đó hệ thống sẽ hướng dẫn nó đến đúng vị trí và rơi xuống an toàn?", Musk nói trong buổi họp báo.

    Và trong cuộc họp báo mới đây nhất diễn ra ngày 25/5, khi được hỏi điều gì đã khiến ông "trằn trọc mỗi đêm" liên quan đến vụ phóng tên lửa, Elon Musks cũng nói đó chính là các phần của quá trình đưa các phi hành gia quay trở lại.

    SpaceX đã tìm cách cắt giảm rủi ro bằng cách phóng tên lửa Falcon 9 hàng chục lần trước đó. Tuy nhiên, đó là tàu vũ trụ Cargo Dragon, hay Dragon 1, với 20 lần tiếp cận thành công trạm ISS. Trong khi hành trình lần này dựa hoàn toàn vào con tàu vũ trụ phiên bản mới Crew Dragon, hay còn gọi là Dragon 2. Crew Dragon mới chỉ bay lên quỹ đạo một lần và thực hiện thử nghiệm quay về Trái đất cũng chỉ một lần, vào tháng 1/2020.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ