Đây là tựa game cho phép bạn biến hình thành tất cả mọi thứ, từ hòn đá, nhành cây, cọng cỏ, con vật, cho đến cả toà nhà và cả một hành tinh
Một game mà bạn có thể biến thành mọi thứ, quá tuyệt vời.
Liệu game có phải là một nghệ thuật không? Điều này từ lâu đã là thứ gây nên nhiều tranh cãi, đối với hoạ sĩ, nhà thiết kế game David OReily thì câu trả lời đã quá rõ kể từ khi trò Pong ra đời vào năm 1972 và làm thay đổi cả thế giới. Những câu hỏi như trên giờ đây không quan trọng, giờ đây anh muốn tiến đến những thứ nghiêm túc và thiết thực hơn: liệu game có thể trở thành biện pháp trị liệu? Có thể thay đổi nhận thức và triết lý sống của chúng ta không?
Để trả lời cho những câu hỏi của mình, OReilly đã phát triển nên tựa game Everything, nơi mà anh thử nghiệm mọi ý tưởng triết lý điên rồ của mình. “Mối quan hệ cũng chúng ta và triết học cơ bản chỉ là qua những con chữ, một thứ hoàn toàn lý thuyết. Bạn có những ý tưởng rất mơ hồ về nó. Đối với tôi, triết học là thứ đơn giản hơn nhiều".
Trong Everything, bạn sẽ được trải nghiệm “nhập vai" gần như… tất cả mọi thứ, từ con vật, cành cây, cho đến cả một lục địa, một hành tinh hay thậm chí vũ trụ bao la. Bất kỳ bạn vào vai thứ gì, đó đều là một trải nghiệm lạ, một cơ thể, một sự sống lạ mà bạn có thể làm quen.
Gameplay
Ví dụ bạn khởi đầu game với dạng một chú bò, thì chẳng ít lâu sau bạn sẽ trở thành một loại thực vật, một con vật khác, hay thậm chí là một món đồ nào đó. Cơ chế gameplay cốt lõi của Everthing rất đơn giản, bạn sẽ sử dụng hệ thống điều khiển camera nâng lên hoặc hạ xuống để tìm kiếm thứ mình muốn hoá thân vào, một thứ to lớn hơn hoặc nhỏ bé hơn thực thể hiện tại. Trong game có vô vàn thứ để người chơi hoá vào, “nhưng nhân vật chính vẫn làn bạn, đây là tựa game về bạn, cho thấy ‘bạn' là gì", OReilly nói.
Mỗi sinh vật, đồ vật, trong game đều chuyển động theo một phong cách riêng, dù là qua điều chỉnh của người chơi hay tự hoạt động. Ví như những cái cây sẽ di chuyển về phía trước bằng cách tự tái tạo và biến mất, các loài vật chạy nhảy với tốc độ chóng mặt. Thi thoảng game sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý để tiếp tục cuộc hành trình, nhưng tuỵệt nhất vẫn là tự mò mẫm thế giới muôn hình vạn trạng xung quanh. Tuy nội dung của game rất dày, nhưng khi chơi bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và thoả mãn trí tưởng tượng.
Gameplay
Bạn sẽ “thu thập" những hình dáng mình đã hoá thân và có thể biến trở lại các con vật hay thực vật trước bất cứ khi nào muốn và mọi thứ vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. “Chúng tôi cố làm cho mỗi nhân vật có những thứ thú vị đáng để người chơi khám phá”, OReilly cho biết.
Bạn thậm chí còn chẳng cần phải thường xuyên điều khiển game. Nếu bạn để tay cầm xuống và thoải mái ngồi thư giản, game sẽ tự chạy và tự chuyển đổi sang nhiều sự sống, đồ vật khác. Trong lúc thưởng thức game, đôi khi bạn sẽ nghe giọng dẫn truyền cảm của nhà triết học Alan Watts. Những câu nói này được ghi âm từ khoảng năm 1965 đến 1973, bao gồm rất nhiều ý kiến của ông về cuộc sống.
Nhưng OReilly không muốn quá tập trung vào lời nói và từ ngữ. “Tôi nghĩ rằng khi bạn làm ra một thứ gì đó vì bạn không thể diễn tả nó bằng lời… đó chính là lý do để làm ra nghệ thuật: để diễn tả một thứ bạn không thể mô tả bằng lời".
Hiện Everything đã được phát hành cho PS4 và sẽ ra mắt trên PC và Mac vào ngày 21/4 tới thông qua Steam.
Tham khảo: TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming