Đây là viên pin to nhất thế giới, tuy nhiên nó chỉ đủ năng lượng để hoạt động trong 7 phút
Vì sao một viên pin to thế nhưng thời gian hoạt động quá ngắn ngủi?
Nằm trong một bang biệt lập, Fairbanks là một thành phố ít người lui đến. Không giống như các thành phố khác của Alaska như Juneau hay Anchorage, xung quanh Fairbanks không có sông hoặc biển. Vì địa hình hiểm trở và nhiều hạn chế, cho nên gần 100,000 dân cư tại đây đều bị biệt lập khỏi mạng lưới điện của cả vùng Bắc Mỹ. Chính quyền thành phố chỉ sản xuất điện quy mô nhỏ bởi các nhà máy nhiệt điện, việc thường xuyên mất điện là điều không lạ lẫm với mọi người sinh sống tại Fairbanks.
Trong tuần này, thành phố đã tổ chức lễ kỉ niệm của... một viên pin. Vào ngày 27/8/2003, Hiệp Hội Điện Thung Lũng Vàng (Golden Valley Electric Association - GVEA) quyết định lắp đặt tại Fairbanks hệ thống lưu trữ điện có tên Battery Energy Storage System (BESS). Về mặt cơ bản, nó là một viên pin khổng lồ nặng 1500 tấn. BESS được sinh ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân khi có sự có mất điện xảy ra.
BESS có tổng cộng 13.760 cell pin nickel-cadmium, mỗi cell có kích thước bằng khoảng thùng máy tính và nặng 75 kg, tuổi thọ của cell pin là 20 - 30 năm.
Tuy nó chỉ đủ để cung cấp điện cho toàn thành phố chỉ trong 7 phút, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng tại Fairbanks. Viên pin này sẽ là cầu nối để lấp đầy khoảng thời gian chuyển từ mạng lưới điện chính đang gặp sự cố sang mạng lưới điện dự phòng một cách liền mạch. Ở một thành phố có nhiệt độ xuống đến -45 độ C này, việc không có điện trong vài phút cũng có thể khiến nguy hiểm đến tính mạng của người dân.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời