Đây không phải là lần hợp tác đầu tiên của NASA với các các hãng sản xuất tư nhân.
Theo một số tạp chí khoa học, sự bắt tay chung sức của NASA và SpaceX là một sự kiện có tính cách mạng, chưa từng xảy ra trong lịch sử phát triển của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA, trong khi sự thực lại hoàn toàn ngược lại.
“Ngay từ thời kỳ đầu với dự án Mercury, NASA đã hợp tác với các hãng sản xuất tư nhân để xây dựng phi thuyền không gian của mình”, Byron Lichtenberg, phi trưởng của hai nhiệm vụ bay tới trạm không gian SpaceLab giải thích. Sự khác biệt đáng nói tới giữa các hợp đồng khi ấy và bây giờ chỉ là một thỏa thuận trong hợp đồng làm việc.
Ngày 8 tháng 4 vừa qua, Falcon 9 "rời bến" tiếp tế cho Trạm Không gian Quốc tế ISS.
Nhưng thỏa thuận này thực sự thay đổi bộ mặt ngành du hành không gian. Trước đây, khi còn đang trong giai đoạn khám phá và nghiên cứu, chí phí của các thiết bị không gian chưa được xác định, vì vậy NASA đã quyết định chi trả cho các nguyên vật liệu cần thiết cùng với tiền lương của các kỹ sư cho bên nhận hợp đồng, và sau đó thỏa thuận với họ một mức lợi nhuận cố định hoặc dựa theo phần trăm.
Đây thực sự là một hợp đồng rất có lợi cho Lockheed và hãng máy bay Boeing, những công ty đã nhận việc sản xuất thiết bị du hành vũ trụ. Tuy vậy hợp đồng này có một hạn chế lớn, vì NASA sẽ giữ hoàn toàn bản quyền các công nghệ được phát minh ra trong quá trình sản xuất và dĩ nhiên sản phẩm sản xuất ra cũng sẽ hoàn toàn thuộc về NASA. Điều này có nghĩa là các hãng sản xuất tư nhân này không được phép thương mại hóa bất cứ thứ gì liên quan đến các phi thuyền họ sản xuất.
Thỏa thuận này may mắn đã thay đổi theo thời gian, khi mà việc phiêu lưu giữa các vì sao không còn là chuyện quá xa lạ, các hãng sản xuất đã nắm bắt được chi phí sản xuất ra những thiết bị phục vụ cho việc du hành. Vì vậy hiện giờ NASA chỉ trả một mức phí cố định để thuê lại các tàu vũ trụ với "mức giá ưu đãi" và các hãng sản xuất như SpaceX vẫn hoàn toàn sở hữu các phi thuyền của mình, họ có quyền thay đổi thiết kế cũng như sử dụng những công nghệ mới miễn là thỏa mãn những điều kiện tiêu chuẩn NASA đề ra.
Điều này có một ý nghĩa rất lớn khi mà các hãng sản xuất sẽ được phép bán sản phẩm của mình cho các hãng phát triển du hành vũ trụ khác, trong đó bao gồm các công ty du hành vũ trụ dành cho mục đích “vui chơi” hay du lịch.
SpaceX làm nên lịch sử với thành tích sản xuất ra tàu vũ trụ giá rẻ có khả năng tái sử dụng.
Như vậy chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chính sách sản xuất đã mở ra cơ hội cho những người “bình thường” như tôi và bạn được phép du hành vũ trụ như các phi hành gia huyền thoại.
Tham khảo TECHINSIDER
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI