Đế chế Huawei hùng mạnh, tâm huyết một đời của Nhậm Chính Phi, có thể bị huỷ hoại dưới tay ông Trump

    Hương Giang, Theo Trí Thức Trẻ 

    Nếu ông Trump ban hành lệnh cấm về việc mua công nghệ và linh kiện của Mỹ sau vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, thì đó sẽ là "đòn chí mạng" cho Huawei - một đế chế được tỷ phú Nhậm Chính Phi dày công xây dựng.

    Tại khuôn viên rộng lớn của Huawei Technologies ở Thâm Quyến, các bức tường của khu nhà ăn được trang trí bằng những dòng trích dẫn của tỷ phú, nhà sáng lập công ty - ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei). Ở đó còn có phòng thí nghiệm được mô phỏng như Nhà Trắng. Tuy nhiên, có lẽ điều gây tò mò nhất chính là ba con thiên nga đen bơi quanh hồ.

     Đế chế Huawei hùng mạnh, tâm huyết một đời của Nhậm Chính Phi, có thể bị huỷ hoại dưới tay ông Trump - Ảnh 1.

    Ba con thiên nga đen tại trụ sở của Huawei ở Thâm Quyến

    Đối với ông Nhậm, một cựu quân nhân và sau đó trở thành "ông trùm" của ngành viễn thông, loài chim tao nhã này mang ý nghĩa như một lời nhắc nhở rằng nên tránh sự tự mãn và luôn sẵn sàng cho những cuộc khủng hoảng có thể ập đến. Điều đó đã tóm tắt khá đầy đủ những gì Huawei đang phải đối mặt, vụ việc bắt giữ nữ CFO, cũng là con gái của ông, bà Mạnh Vãn Chu. Hiện bà Mạnh đang bị tạm giữ tại Canada và đối mặt với khả năng bị dẫn độ về Mỹ với cáo buộc âm mưu lừa đảo nhiều ngân hàng và vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Iran.

    Vụ việc đã gây khó khăn cho Huawei trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo đó, Mỹ cho rằng công ty này mang đến những rủi ro tiềm tàng đối với an ninh quốc gia và muốn ngăn chặn Huawei trong việc cung cấp, phát triển dịch vụ 5G.

    Ông Nhậm là một huyền thoại trong giới kinh doanh Trung Quốc. Ông đã sống sót qua nạn đói lớn và xây dựng một công ty viễn thông khổng lồ với doanh thu 92 tỷ USD, khiến một số nhà hoạch định chính sách phương Tây sợ hãi. Huawei trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 tại Trung Quốc và năm nay đã "vượt mặt" Apple để trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai toàn cầu.

     Đế chế Huawei hùng mạnh, tâm huyết một đời của Nhậm Chính Phi, có thể bị huỷ hoại dưới tay ông Trump - Ảnh 2.

    Nhà sáng lập và chủ tịch Huawei - ông Nhậm Chính Phi

    Dù không được truyền thông nhắc đến nhiều như Alibaba, Tencent hay Baidu nhưng doanh thu năm ngoái của Huawei lại cao hơn tất cả những gã khổng lồ trên cộng lại. Khoảng một nửa doanh thu của công ty đều đến từ nước ngoài, cao nhất là khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

    Trở lại từ quân ngũ và xây dựng đế chế Huawei

    Sau khi tại ngũ vào năm 1983, ông Nhậm cùng người vợ đầu tiên làm việc tại một công ty ở Thâm Quyến. Sau đó, ông phải bán hết tài sản để trả một khoản nợ liên quan đến một đối tác kinh doanh và bị mất việc tại Shenzhen Nanyou Group và cuộc hôn nhân của ông cũng đổ vỡ.

    Năm 1987, ông cũng 4 đối tác thành lập Huawei với số vốn đầu tư 21 nghìn NDT. Ở thời điểm đó, Huawei là đơn vị buôn bán thiết bị viễn thông. Nhưng sau đó, các kỹ thuật viên đã nghiên cứu về mạnh điều khiển và sản xuất chúng. Công nhân của công ty đã làm việc trong nhiều giờ, tại một vùng đầm lầy nhiệt đới ở Thâm Quyến mà chỉ có những chiếc quạt trần. Ông Nhậm đã rất quan tâm đến họ, ông nấu canh cho các công nhân để động viên họ làm thêm giờ.

     Đế chế Huawei hùng mạnh, tâm huyết một đời của Nhậm Chính Phi, có thể bị huỷ hoại dưới tay ông Trump - Ảnh 3.

    Trung tâm thí nghiệm tại trụ sở của Huawei

    Huawei từng nổi tiếng với "văn hoá tấm đệm", các công nhân sẽ nằm nghỉ trên các tấm đệm ngay tại văn phòng nếu mệt mỏi khi đang làm việc. Vào năm 2006, một công nhân tên Hu Xinyu, 25 tuổi, có thói quen ngủ lại công ty sau nhiều giờ làm việc và đã qua đời vì virus viêm não. Sau đó một số công nhân của Huawei đã tự sát. Sau tình trạng này, công ty đã thay đổi các chính sách về tăng ca, tăng cường vai trò của nhân viên y tế và giám đốc an toàn lao động.

    Đó không phải là hành động duy nhất của ông Nhậm thực hiện nhằm ổn định tinh thần cho các công nhân. Ông chỉ trả một nửa số lương cho các công nhân, một nửa còn lại được quy đổi sang các cổ phiếu thưởng. Theo báo cáo năm 2017, ông Nhậm nắm giữ 1,4% cổ phần của Huawei, tương đương 2 tỷ USD.

    "Văn hoá chó sói"

    Trong cuộc "đấu tranh" giành thị phần với các công ty nước ngoài, Huawei sử dụng phong cách bán hàng tích cực được gọi là "văn hoá chó sói". Ở nhiều sự kiện bán hàng, nhân viên Huawei luôn xuất hiện với số lượng nhiều hơn gấp vài lần so với các đối thủ.

    Công ty này đã mạo hiểm bước vào thị trường quốc tế từ những năm 2000, với thiết bị viễn thông có giá thành phải chăng hơn những đối thủ như Cisco System. Sau đó, Huawei thừa nhận đã sao chép một phần nhỏ mã bộ định tuyến từ Cisco và đồng ý xoá mã nhiễm độc theo một thoả thuận dàn xếp.

    Kể từ đó, chủ tịch Nhậm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty. Trong số 180.000 nhân viên của mình, có khoảng 80.000 người hiện đang tham gia vào R&D, theo báo cáo năm 2017. Công ty cũng được biến đến là một trong những nhà tuyển dụng tận dụng rất nhiều nhân tài từ các trường đại học của Trung Quốc.

     Đế chế Huawei hùng mạnh, tâm huyết một đời của Nhậm Chính Phi, có thể bị huỷ hoại dưới tay ông Trump - Ảnh 4.

    Toà nhà R&D của Huawei

    Gần đây, Huawei đã gặp phải nhiều khó khăn sau khi chính phủ Mỹ gọi công ty là mối đe doạ với an ninh quốc gia và chỉ ra những lo ngại về khả năng kiểm soát công nghệ 5G của họ. Ông Trump đã ký một dự luật cấm chính phủ sử dụng công nghệ của Trung Quốc, trong đó có cả Huawei. Thậm chí ông Trump còn kêu gọi các nước đồng minh không sử dụng các thiết bị của Huawei.

    Thuộc sở hữu chung với các nhân viên trong công ty, Huawei được biết đến với văn hoá làm việc kỷ luật, không một ai, kể cả ông Nhậm, có tài xế riêng hoặc sử dụng vé máy bay khoang hạng nhất từ tiền của công ty. Gần đây, ông cũng cảnh báo nhân viên không sử dụng những con số không thật để báo cáo nâng cao thành tích. Ông đã cho thành lập một nhóm chuyên xác minh số liệu từ năm 2014 trong bộ phận tài chính và bà Mạnh Vãn Chu là người giám sát.

    Đế chế Huawei có thể bị sụp đổ 

    Việc mở rộng phát triển toàn cầu của Huawei đã bị đình trệ trong nhiều năm, mở đầu là việc Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ từ chối một đề nghị mua lại vào năm 2008. Còn hiện tại, Úc, New Zealand và Mỹ đã cấm hoặc hạn chế sử dụng các thiết bị của Huawei.

    Vụ việc bắt giữ bà Mạnh trong bối cảnh cuộc đấu tranh giành vị trí thống trị công nghệ của hai nước đã và đang diễn ra căng thẳng và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Huawei. Ông Nhậm từ chối trả lời yêu cầu phỏng vấn từ Bloomberg.

    Lệnh cấm về việc mua công nghệ và linh kiện của Mỹ sẽ là "đòn chí mạng" cho Huawei, tương tự như với vụ việc của ZTE hồi đầu năm nay. Lệnh cấm này sẽ không chỉ áp dụng cho các thành phần của phần cứng, mà còn là loại bỏ quyền truy cập vào phần mềm và bằng sáng chế của những công ty Mỹ, theo các nhà phân tích của Jefffies Securities.

    Họ lưu ý: "Nếu Huawei không thể xin cấp phép cho Android từ Google hoặc bằng sáng chế của Qualcomm đối với việc truy cập công nghệ 4G và 5G, họ sẽ không thể xây dựng các trạm gốc 4G, 5G và smartphone."

    Trong một bài phát biểu gần đây được gửi tới các nhân viên Huawei, ông Nhậm Chính Phi kêu gọi sự kiên nhẫn với các chỉ trích bên ngoài và từ chối sự can thiệp từ nước ngoài. "Chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ hay chịu áp lực từ bên ngoài", ông nói. Câu nói này sẽ sớm được Bộ Tư pháp Mỹ "thử nghiệm".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ