Đế chế Samsung phủ bóng lên nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào?

    Anh Sa, Theo Trí Thức Trẻ 

    Kích thước của Samsung lớn đến nỗi tổng khoản mục tài sản tương đương với 1/5 GDP của Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc thường gọi Samsung là "Cộng hòa Samsung" ý nói đến tầm ảnh hưởng rộng lớn của công ty đến nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á.

    Ngày 17/2, Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong đã bị bắt vì dính líu đến vụ bê bối tham nhũng dẫn đến vụ luận tội Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye . Vụ bắt giữ người đàn ông đứng đầu tập toàn lớn nhất Hàn Quốc này đã đẩy công ty đến vực thẳm. Ban quản trị tập đoàn sẽ phải cấu trúc lại ngay lập tức bởi vai trò của Samsung trong nền kinh tế Hàn Quốc là rất to lớn.

    Anh Son Young-ho, 44 tuổi là một nhân viên cũ của Samsung. Anh vẫn còn nhớ cái ngày đầu tiên anh gia nhập đội ngũ Samsung Card 2 thập kỷ trước. "Tôi rất tự hào vì được bắt đầu sự nghiệp của mình ở Samsung, tại văn phòng nằm ngay tại trung tâm Seoul. Tôi cảm thấy tương lai của mình như được bảo đảm".

    Cũng giống như anh Son, hàng trăm nghìn sinh viên mỗi năm đều mơ ước được khoác trên mình bộ đồng phục xanh trắng của Samsung, nhưng chỉ có một số người mới được làm việc tại đây. Những người trúng tuyển kỳ tuyển dụng của Samsung được đánh giá cùng đẳng cấp với những bác sĩ, luật sư.

    Xét về vốn hóa thị trường, Samsung đứng thứ 2 ở châu Á và đứng thứ 14 trên toàn cầu.

    Kích thước của Samsung lớn đến nỗi tổng khoản mục tài sản tương đương với 1/5 GDP của Hàn Quốc và giá trị vốn hóa chiếm tới hơn 30% tổng vốn hóa thị trường của TTCK Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc thường gọi Samsung là "Cộng hòa Samsung" ý nói đến tầm ảnh hưởng rộng lớn của công ty đến nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á.

    Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều không có nghĩa là Samsung luôn nhận được sự kính trọng từ người dân. Những vụ bê bối trốn thuế và nghi vấn tham nhũng đã khiến công ty thường xuyên trở thành mục tiêu cho nhóm thù địch. Hơn 1 năm qua, các cựu nhân viên Samsung và người nhà của họ thường biểu tình trước cửa văn phòng Samsung ở Gangnam đòi một lời xin lỗi và bồi thường cho công nhân nhà máy chất bán dẫn - những người bị chuẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.

    Số lượng nhân viên của Samsung gần bằng Toyota Motor và mức lương Samsung trả cũng gấp 3 lần mức trung bình ở Hàn Quốc.

    Có lẽ phán quyết của Tòa án quận trung tâm Thủ đô Seoul hôm thứ 6 chính là giọt nước tràn ly. Người thừa kế tập đoàn Samsung 48 tuổi bị nghi ngờ đã hối lộ 43 tỷ won (37,3 triệu USD) cho 2 quỹ của bà Choi Soon-sil - bạn thân của Tổng thống đã bị bắt Park Geun-hye.

    Trong tháng 1, tòa án đã bác yêu cầu bắt giữ của phía công tố viên đối với ông Lee do thiếu chứng cứ, nhưng cuộc điều tra về mối liên hệ giữa ông Lee và Tổng thống Park vẫn được tiếp tục. Vào ngày 3/2, văn phòng công tố viên đã khám xét bất ngờ cơ quan giám sát tài chính và chống lũng loạn quốc gia, tịch thu một số tài liệu quan trọng có liên quan đến ông Lee.

    Nhóm điều tra cho biết đã thu thập được nhiều bằng chứng cho thấy Tổng thống Park đã gây áp lực cho NPS - quỹ hưu trí lớn nhất Hàn Quốc để phía này ủng hộ hành động sáp nhập gây tranh cãi giữa Samsung C&T Corp và Cheil Industries Inc năm 2015 - một động thái gây nhiều tranh cãi đã giúp tăng cường quyền lực của ông Lee lên rất nhiều.

    Thương vụ sáp nhập này đã nâng số cổ phần của ông Lee tại C&T lên 16,5%, nhờ có 23,2% cổ phần của ông tại Cheil. C&T là một công ty then chốt trong cấu trúc sở hữu của tập đoàn Samsung do nó nắm 4,2% cổ phiếu trong Samsung Electronics - vương miện của tập đoàn.

    Sau khi được bác bỏ đề xuất bắt giữ và thả tự do hôm 19/1, ông Lee đã bắt tay vào hiện thực hóa lời hứa của ông trong suốt buổi điều trần về nghi vấn dính líu đến bê bối của ông trước Nghị viện. Một trong những động thái tiêu biểu là vào hôm 6/2 khi Samsung Electronics rút bỏ tư cách thành viên khỏi Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc - FKI nhóm vận động hành lang cho các công ty lớn. FKI đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển quỹ từ các tập đoàn lớn về hai quỹ mà bà Choi - bạn thân của Tổng thống Park - điều hành.

    Một sự thay đổi đáng chú ý khác thuộc về nội bộ. Samsung dự kiến đóng cửa Văn phòng Chiến lược Tương lai - một tổ chức được cho là trực tiếp nằm trong các vụ bê bối tham nhũng. Truyền thông địa phương cho biết ông Lee có thể sẽ sớm quyên góp tài sản cá nhân của ông cho xã hội ít nhất là 1 tỷ USD, mặc dù Samsung phủ nhận thông tin này.

    Tuy nhiên, những động thái trên vẫn không thể đảm bảo cho ông Lee thoát khỏi vòng điều tra, và quyết định bắt giữ của tòa án hôm thứ 6 đã chứng minh cho điều đó.

    Cổ đông của Samsung cũng gây áp lực yêu cầu tập đoàn này đưa ra lời giải thích. Trong tháng 12, quỹ tài sản Hà Lan APG Asset Management đã gửi một bức thư đến Samsung Electronics nhằm tìm kiếm một câu trả lời có thực sự Samsung đã gửi tiền vào các quỹ của bà Choi hay không. APG được cho là đang nắm 0,8% cổ phiếu của Samsung.

    Quỹ Elliott Management nắm khoảng 0,62% cổ phiếu Samsung cũng đã yêu cầu tập đoàn này trả cổ tức và đa dạng hóa ban điều hành. Elliott trước đó đã phản đối vụ sáp nhập giữa C&T và Cheil, phía này cho rằng hành động đó được thiết kế để có lợi cho cổ đông của Cheil.

    Giới chính trị gia cũng yêu cầu Samsung phải minh bạch cơ chế quản trị, buộc tội gia đình ông Lee - kiểm soát phần lớn tập đoàn thay vì nấm giữ một khối lượng nhỏ cổ phiếu hợp lý - đã không chịu trách nhiệm cho bất cứ sai sót và sự giảm sút nào của Samsung. Cơ chế cổ đông vòng quanh đang đem lại cho gia đình ông Lee quyền lực bất hợp lý với 39,1% cổ phần tại Samsung C&T, tương đương với 19,3% cổ phần tại Samsung Life Insurance và 4,2% cổ phần tại Samsung Electronics. Samsung Life quản lý các chi nhánh tài chính của tập đoàn, trong khi các chi nhánh khác nằm dưới cái ô Samsung Electronics.

    Mặc dù vậy, lợi nhuận của Samsung Electronics vẫn duy trì trạng thái lạc quan nhờ có ngành kinh doanh chất bán dẫn. Lợi nhuận hoạt động quý IV/2016 của Samsung đã tăng 50,2% lên 9.220 tỷ won. Điều này đánh dấu một sự phục hồi nhanh chóng từ kết quả yếu ớt trong quý III do ảnh hưởng của vụ nổ Galaxy Note 7. Tuy nhiên, doanh thu quý 4 đạt 53.300 tỷ won hầu như đi ngang so với năm ngoái. Doanh thu cả năm 2016 đạt 201.900 tỷ won - tăng 1% so với năm ngoái, trong khi lợi nhuận ròng phân bổ cho cổ đông tăng 19,9% lên 22.400 tỷ won. Samsung cũng tuyên bố chi trả cổ tức năm 2016 là 27.500 won/cổ phiếu - tăng 24,2% so với năm ngoái.

    Giới phân tích nhận định Samsung có khả năng sẽ tiếp tục thu về lợi nhuận lớn trong năm nay nhờ mảng chip ghi nhớ. Tuy nhiên giá cổ phiếu Samsung Electronics đã giảm nhiều kể từ sau khi đạt đỉnh 2 triệu won vào ngày 26/1. So với giá đóng cửa cuối tuần trước, cổ phiếu này đã giảm 5%, trong khi chỉ số KOSPI đi ngang.

    Một thách thức khác cho Samsung là thị trường điện thoại di động. Samsung đã mất đi vị trí thứ 2 trên toàn cầu trong quý IV năm ngoái, với lượng hàng chuyển bán giảm 5,2% so với năm ngoái, trong khi Apple đạt đỉnh nhờ thành công của iPhone 7 và 7 Plus.

    Trong khi cuộc điều tra tham nhũng vẫn đang tiếp tuc, các nhà phân tích cho rằng quyết định bắt giữ đối với ông Lee là một thời điểm cực kỳ quan trọng đối với tập đoàn. "Nó không có ảnh hưởng tức thì đến độ tín nhiệm của Samsung Electronics". Shelley Jang - giám đốc nhóm tập đoàn Châu Á Thái Bình Dương tại Fitch Rating cho biết. Bà chỉ ra các yếu tố nền tảng và thế mạnh kinh doanh của Samsung giúp hãng công nghệ này vẫn giữ được danh tiếng. Tuy nhiên, bà cũng cho biết việc ông Lee bị bắt giữ "có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn". Mặc dù một nhóm các nhà quản lý chuyên nghiệp có thể vận hành thay ông Lee, nhưng "các quyết định chiến lược dài hạn như M&A và kế hoạch mở rộng ra toàn cầu vẫn bị trì hoãn".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ