Để sẵn sàng cho xu hướng điện thoại uốn cong, Samsung nộp đơn sáng chế "Cơ Nhân Tạo"
Nó được miêu tả là một bộ phận kết nối giữa panel màn hình và bộ xử lí hình ảnh.
Được biết, theo các chuyên gia công nghệ, những màn hình có thể gập, uốn dẻo và bẻ cong sẽ là tương lai của smartphone. Để "đón trước" thời đại một cách nhanh chóng, Samsung đã không ngần ngại đổ đồn tiền vào việc R&D (nghiên cứu & phát triển) của họ, kết quả là hai bằng sáng chế cực mới liên quan đến màn hình uốn dẻo đã ra đời trong hôm nay.
Bằng sáng chế đầu tiên có cái tên mang đầy tính "người": Cơ nhân tạo (Artificial muscle). Nó được miêu tả là một bộ phận kết nối giữa panel màn hình và bộ xử lí hình ảnh, sẽ có ít nhất một sợi "cơ nhân tạo" kết nối với 2 panel tấm màn hình với nhau. "Cơ nhân tạo" là những sợi mạch điện kết nối với nhau theo kiểu ma trận và nó sử dụng các cảm biến để phát hiện độ bẻ cong của màn hình, từ đó các sợi cơ sẽ tự động uống cong theo lực, khiến màn hình không bị hư hại.
Mặt khác, bằng sáng chế thứ hai là một màn hình được chia ra thành 2 vùng và nó sẽ được kết nối với nhau bởi hệ thống cơ nhân tạo. Chiếc màn hình đặc biệt này có thể uốn cong theo nhiều hướng khác nhau.
Thực tế, ý tưởng màn hình có thể uốn cong không mới, tuy nhiên các nhà sản xuất khác mới chỉ tung ra các bản thử nghiệm để thăm dò thị trường. Tuy người dùng cho biết màn hình cong là một ý tưởng khá hay nhưng họ vẫn chưa thấy ứng dụng thực tiễn của nó nhiều lắm. Vì thế rất có thể Samsung đã nộp bằng sáng chế để "phòng hờ", nếu trong tương lai người dùng muốn màn hình cong, Samsung sẽ trình làng những thiết bị được trang bị công nghệ trên để bắt kịp thời đại. Chúng ta hãy chờ xem trong tương lại liệu thế giới smartphone vẫn "phẳng" hay không.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương