Bạn đã bao giờ cố gắng từ bỏ một thói quen xấu, và kết quả là nó vẫn đi vào bế tắc chưa? Vấn đề ở đây chính là bạn chưa đủ quyết tâm hoặc thói quen đó đã quá ăn sâu vào tiềm thức của bạn. Điều này có nghĩa là, bạn phải cố gắng từ bỏ thói quen xấu càng sớm càng tốt.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ London đã phát hiện ra rằng con người mất khoảng 66 ngày để hình thành một thói quen xấu. Tương tự như vậy, nếu không có sự can thiệp của các biện pháp vật lý, con người cũng mất 66 ngày tiếp theo để “chia tay” thói quen xấu đó.
Thói quen xấu được hình thành thông qua các vòng lặp thói quen khó kiểm soát. Chẳng hạn, bạn bị căng thẳng và bạn quyết định khóa tài khoản facebook trong 1 giờ hoặc ăn hết một túi Flamin’ Hot Cheetos. Sau đó, ý định này luôn hiện hữu trong đầu bạn những lần tiếp theo và não bạn luôn nói rằng “Hãy cứ ăn đi, mình xứng đáng được hưởng những gói Cheetos ngon tuyệt này mà”.
Động lực của thói quen xấu chính là phần thưởng theo các này hay cách khác. Một khi thói quen xấu được hình thành tự động, bạn sẽ rất khó để từ bỏ nó. 66 ngày để từ bỏ một thói quen xấu, nghe thì có vẻ quá dài và gian nan nhưng nếu chia nó thành từng giai đoạn, bạn sẽ thấy mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.
Ngày 1 – ngày 10: Phân tích nguyên nhân
Ở một khía cạnh nào đó, những thói quen xấu sẽ gây nên nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Ăn quá nhiều Cheetos sẽ khiến bạn bị tăng cân, kết quả là bạn không tự tin với ngoại hình của mình khi ra đường hoặc cãi nhau với bạn trai (hoặc chồng) khi bị chê béo hơn.
Như vậy, để từ bỏ thói quen xấu, bạn nên tìm hiểu hậu quả và phân tích nguyên nhân của vấn đề trong 10 ngày đầu. Lái xe quá nhanh có thể giúp bạn đến công ty kịp giờ trong một buổi, nhưng nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất là tai nạn giao thông, ảnh hưởng không chỉ đến bản thân bạn mà có những người khác.
Sau khi phân tích kỹ nguồn gốc của thói quen xấu, bạn sẽ có cái nhìn thấu đáo và hiểu thói qun đó tác động như thế nào đến cuộc sống của mình. Bạn sẽ có động lực để bắt đầu từ bỏ thói quen này.
Ngày 11 – ngày 40: Truyền đạt với những người xung quanh
Trách nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ những thói quen xấu. Vì thế, trong giai đoạn này bạn cần xây dựng một hệ thống trách nhiệm bằng cách nói với những người xung quanh về kế hoạch từ bỏ thói quen xấu của mình. Bạn càng truyền đạt được cho nhiều người thì sẽ càng có nhiều cơ hội để họ nhắc nhở khi bạn chuẩn bị thực hiện thói quen đó.
Bạn cần phải nhớ rằng, một khi thói quen xấu đã hình thành, nó sẽ ăn sâu vào suy nghĩ và khiến bạn hành động mất kiểm soát. Vì thế, bạn cần cho những người xung quanh biết để họ có thể lên tiếng nhắc nhở và ngăn cản bạn khi cần thiết.
Ngày 41 – ngày 66: Tránh “nhàn cư vi bất thiện”
Khi nằm dài ở nhà cả ngày, bạn sẽ rất dễ phạm phải sai lầm. Thói quen xấu này xảy ra với tất cả mọi người, chứ không riêng gì bạn. Vì thế, vấn đề ở đây là bạn phải tránh cho mình rơi vào tình trạng “nhàn cư vi bất thiện này”.
Bạn hãy tự tạo ra cho mình các việc khác để làm và cố gắng bận rộn trong những lúc rảnh rỗi nhất. Sự bận rộng này sẽ giúp cho bạn quên đi thói quen xấu và dần dần dập tắt chúng. Thành công hay thất bại của cả quá trình chỉ nằm ở bước này mà thôi.
Ngày 67: Tận hưởng thành quả
Dù việc từ bỏ thói quen xấu là nỗ lực của một mình bạn hay có sự giúp đỡ của những người xung quanh, bạn cũng xứng đáng được tận hưởng thành quả. Tuy vây, điều này không có nghĩa là bạn được nuông chiều bản thân và hình thành nên những thói quen xấu khác. Bạn nên nhớ rằng, hình thành một thói quen xấu mất 66 ngày và để từ bỏ nó, bạn cũng mất 66 ngày nữa. Như vậy, một thói quen xấu đã lấy mất 132 ngày trong cuộc sống của bạn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?