Người dùng khi mua ôtô điện sẽ được hỗ trợ khoảng 1.000 USD một xe, theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Bộ Giao thông vận tải vừa lấy ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội lần 2 về chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện.
Văn bản lấy ý kiến lần 2 về chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện được Bộ GTVT gửi tới 7 bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam.
Đồng thời gửi tới 5 công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, gồm: Công ty TNHH kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Công ty CP ô tô Trường Hải, Công ty CP tập đoàn Thành Công.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị các bộ, ngành góp ý trước ngày 28/8 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/8.
" Nếu Bộ GTVT không nhận được văn bản góp ý thì coi như quý cơ quan thống nhất với dự thảo báo cáo ", văn bản lấy ý kiến của Bộ GTVT nêu rõ.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đax gửi Chính phủ các đề xuất hỗ trợ chuyển đổi sang ôtô điện, với 3 nhóm chính sách gồm hỗ trợ người mua xe, ưu đãi cho nhà sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xe điện. Đây cũng là các chính sách được nhiều quốc gia áp dụng trong giai đoạn khuyến khích chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.
Theo đó, với người sử dụng, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất miễn, giảm lệ phí trước bạ và đăng ký biển số với ôtô điện. Người mua xe được tiếp cận tín dụng, trợ giá. Doanh nghiệp vận tải chuyển đổi sử dụng ôtô điện được ưu đãi vốn vay, xe buýt điện được trợ giá cao hơn xe buýt thường.
Bộ này cũng kiến nghị tăng quyền ưu tiên tham gia giao thông với xe điện tại khu vực đô thị, như ưu tiên chỗ đỗ xe, thiết lập các khu vực không phát thải tại vùng lõi đô thị, trong đó chỉ các phương tiện không phát thải được hoạt động.
Giải pháp khác hỗ trợ người dùng được cơ quan quản lý đề xuất là khi họ mua ôtô điện sẽ được hỗ trợ khoảng 1.000 USD một xe. Đây được coi là khoản trợ cấp để họ chuyển dịch hành vi tiêu dùng.
Cơ quan quản lý cũng đề nghị bổ sung ngành nghề sản xuất lắp ráp ôtô điện, pin ôtô điện là lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng có cơ chế ưu đãi về thuế ô tô điện nhập khẩu; tiếp cận tài chính, tín dụng và ưu tiên tiếp cận, chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp. Linh kiện, thiết bị và dây chuyển nhập khẩu sẽ được miễn, giảm thuế.
Hạ tầng trạm sạc được coi là cấu phần quan trọng để xe điện phát triển. Vì thế, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị các cơ quan quản lý sớm quy định hệ thống trạm sạc điện trong hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu dân cư và cho phép xây trạm sạc công cộng tại các công trình mà không cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Ưu đãi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô điện loại chở người từ 9 chỗ trở xuống là 3% sau ngày 28/2/2027 đối với ô tô điện sản xuất, lắp ráp trong nước. Miễn thuế VAT trong 5 năm đầu, giảm 50% cho 5 năm tiếp theo.
Theo số liệu của Bộ GTVT, số lượng xe điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới tăng gấp 75 lần trong hơn 2 năm qua, từ 167 xe vào 2021, tăng lên 12.585 xe tính đến giữa tháng 7/2023. Tuy nhiên, các loại ôtô điện tại Việt Nam hiện chủ yếu là xe con, xe buýt thành phố.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"