DeepMind của Google có thể khiến trí tuệ nhân tạo có trí tưởng tượng và tiên đoán như con người
DeepMind của Google có trụ sở tại London đã tạo ra hai loại trí tuệ nhân tạo (A.I: Artificial Intelligence) có thể dùng ‘trí tưởng tượng’ của chúng để lên kế hoạch và thực hiện các tác vụ với tỉ lệ thành công cao hơn các loại AI thông thường.
Trong một bài báo đăng trên trang của họ, các nhà nghiên cứu DeepMind đã đưa ra một đánh giá tổng quát về “những phương pháp tiếp cận kế hoạch dựa trên trí tưởng tượng”. Họ gọi đó là Tác vụ Nâng cao Nhận thức về Trí tương tượng (viết tắt là I2As) sử dụng ‘bộ mã hoá tưởng tượng’ giúp AI quyết định những dự đoán hữu ích hay vô ích về môi trường hoạt động của chúng.
Các nhà nghiên cứu lập luận rằng việc tạo ra ‘trí tưởng tượng’ cho AI là điều quan trọng để giải quyết những vấn đề trong môi trường thực tế, vì bạn có thể thử nghiệm một vài kết quả của hành động ‘nghĩ trong đầu’ và cân nhắc đâu là quyết định đúng đắn nhất.
Gần đây, người sáng lập DeepMind, ông Demis Hassabis, đã viết trên tờ Neuron về sự phát triển đầy tiềm năng của ứng dụng AI sẽ phụ thuộc như thế nào vào sự hiểu biết và mã hoá các khả năng của con người, chẳng hạn như trí tưởng tượng, tính tò mò và trí nhớ để nạp dữ liệu vào AI. Có thể nói rằng, công ty của ông đang dẫn đầu ít nhất một trong số những lĩnh vực này.
Tác vụ I2As được giao nhiệm vụ để giải quyết những tình huống khó khăn khác nhau để kiểm tra khả năng tiên đoán của chúng, “bao gồm trò chơi giải đố Sokoban và trò điều khiển tàu vũ trụ”. Sokoban là một trò chơi giải đố, trong game người chơi vào vai một người ngoài hành tinh phải đẩy những chiếc hộp vào đúng chỗ. Một tính toán sai lầm có thể đi tong cả một vòng chơi.
I2As chơi Sokoban
Để thử thách I2As, các nhà nghiên cứu chỉ cho phép A.I này “giải quyết từng vòng chỉ trong một lần duy nhất”. Điều này sẽ khuyến khích tác vụ cố gắng nghĩ ra càng nhiều chiến thuật khác nhau trong đầu trước khi thực nghiệm chúng trong môi trường thực tế.
Các thí nghiệm đã hoàn thành tốt hơn cả những gì mà các nhà nghiên cứu mong đợi. Chúng hiểu được cách điều khiển những chiếc hộp từ những thông tin mô phỏng nội bộ. Sau khi các nhà nghiên cứu thêm một dữ liệu “quản lý” giúp chúng tạo ra kế hoạch, tác vụ đã học được cách giải quyết các công việc hiệu quả hơn và ít thao tác hơn.
Tất nhiên ‘trí tưởng tượng’ được mô tả trong bài viết không thể nào so với khả năng của con người, nhưng có thể nói rằng A.I hoàn toàn có thể tưởng tượng ra các viễn cảnh khác nhau một cách hiệu quả trước khi hành động.
Như Hassabis đã nói, tạo ra các A.I với ‘trí tưởng tượng’ có thể đối đầu với những gì chúng ta làm “có lẽ là thách thức khó khăn nhất cho các nghiên cứu hướng đến A.I: xây dựng một tác vụ có thể lên kế hoạch theo cấp độ, thực sự sáng tạo và có thể đưa ra các giải pháp cho những thách thức đang cố ‘lẩn trốn’ khỏi tâm trí con người”. Nhưng nếu có những bước đi cụ thể, ta sẽ hoàn toàn có thể đạt được mục đích của mình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4