Đến cả Elon Musk cũng bị troll và dựng chuyện, thế nên đừng có nghe lời internet nhé!

    TVD,  

    Tỷ phú Elon Musk cũng phải đối mặt với rất nhiều tin đồn thất thiệt.

    Vào ngày 2 tháng 9, trang web của tờ tạp chí Federalist đã đăng tải một bài báo có tựa đề: “Elon Musk tiếp tục thổi tung tiền của những người nộp thuế bằng tên lửa Falcon 9”. Tác giả của bài báo này là Shepard Stewart, người cũng đã từng viết một bài báo khác trên Libertarian Republic có tựa đề: “Đây là cách mà Elon Musk đã đánh cắp 5 tỷ USD tiền nộp thuế”.

    2 ngày sau đó, vẫn tiếp tục là bút danh này đã đăng bài viết “Elon Musk: Kẻ bán hàng giả tạo và nỗi nhục Quốc gia”, trên trang Liberty Conservative. Tuy nhiên có một sự thật khá hài hước, đó là Shepard Stewart không phải một biên tập viên hay bất kỳ ai.

    “Chắc chắn đó là một kẻ giả mạo”, tổng biên tập Gavin Wax của Liberty Conservative cho biết. Ông cũng phát hiện ra một bức ảnh mà kẻ mang tên Shepard Stewart này sử dụng trên internet, lại là ảnh đã được chỉnh sửa lại lấy từ hồ sơ LinkedIn của một cựu CEO Twitter.

    Tỷ phú Elon Musk là một chủ đề được bàn tán rất nhiều trong thời gian vừa qua, kể từ khi Tesla và SpaceX của ông đạt được nhiều thành tựu lớn về công nghệ. Elon Musk thu hút được rất nhiều người ngưỡng mộ, nhưng cùng với đó cũng là không ít những kẻ ganh ghét.

    Công việc kinh doanh thành công của Tesla và SpaceX cũng đã khiến cho nhiều đối thủ cạnh tranh khác không cảm thấy thoải mái, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô truyền thống. Có lẽ vì vậy mà Elon Musk cũng trở thành một chủ đề để nhiều người chỉ trích.

    Thậm chí còn có một trang web được gọi là “Who Is Elon Musk?”, nơi tập trung những câu chuyện “vạch trần” nhà tỷ phú này. Trên trang web có một đoạn video với tựa đề “Người Mỹ lừa đảo: Câu chuyện của Elon Musk”, trong đó cáo buộc Elon Musk đã lót tay 515.000 USD cho các chính trị gia từ năm 2003 để thực hiện các dự án của mình thuận lợi.

    Tất nhiên những cáo buộc này không có bằng chứng xác thực. Tổ chức lập ra trang web này cũng là một tổ chức phi đảng phái và không có trụ sở chính được đăng ký. Tất cả đều rất mơ hồ giống như cái tên Shepard Stewart.

    Tất cả đều là nặc danh và không thể điều tra ra họ thực sự là ai. Thế nhưng họ vẫn có thể ở trong bóng tối của internet và tung những tin đồn thất thiệt, đả kích nhằm vào Elon Musk. Những thông tin này không có bằng chứng, nhưng nó vẫn tạo ra một tâm lý nghi ngờ cho những người đọc.

    Những sự việc đó cho chúng ta thấy mức độ nguy hiểm của các tin đồn thất thiệt trên mạng internet. Bất kỳ ai cũng có thể tung tin đồn thất thiệt về một người nào đó và khi số lượng tin đồn này ngày càng nhiều, lặp đi lặp lại. Thì sẽ đến một lúc nào đó khiến cho người xem tin rằng chúng ta sự thật.

    Điều đó thực sự rất nguy hiểm, nhưng những kẻ tung tin đồn này lại có thể mạo danh, ẩn trong bóng tối và không sợ bị phát hiện. Họ không phải chịu trách nhiệm cho những tin đồn đã tung ra, không giống như tội danh vu khống.

    Ngay cả khi SpaceX đã rất nhiều lần hạ cánh thành công tên lửa tái sử dụng Falcon 9 và có cả video quay lại quá trình hạ cánh. Nhưng vẫn có người cho rằng đó là sự lừa bịp, các video đều sử dụng kỹ xảo. Thật khó để có thể hiểu được những người này đang suy nghĩ cái gì.

    Tham khảo: Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ