Đi chợ ở nơi 'địa đầu' nước Mỹ: 3 tháng mới lên đường một lần, mỗi lần đều phải đi bằng máy bay

    Thạch Anh , Phụ Nữ Việt Nam 

    Salina Alsworth sống ở bang Alaska, Mỹ. Cô đã chia sẻ sự khác biệt của trải nghiệm sống ở vùng đất xa xôi tách biệt này qua một hành động hết sức đơn giản: đi chợ.

    Dân gian có câu "dễ như đi chợ" nhưng có lẽ câu nói đó không thể áp dụng trong trường hợp của Salina Alsworth, hiện sống tại bang Alaska, Hoa Kỳ.

    Chia sẻ trên trang Insider, cô cho biết mình sống ở một ngôi làng nhỏ phía tây nam tiểu bang này, cách cửa hàng tạp hóa gần nhất khoảng 260km. Thật khó để tưởng tượng rằng ai đó sống cách khu chợ của họ 26km, chứ đừng nói là 260km - khoảng cách ngang với một chuyến đi từ Hà Nội đến Sơn La. Có điều, địa hình và đường sá ở Alaska bất tiện hơn rất nhiều.

    Đi chợ ở nơi địa đầu nước Mỹ: 3 tháng mới lên đường một lần, mỗi lần đều phải đi bằng máy bay - Ảnh 1.

    Để đến đó, Salina phải đi bằng máy bay một giờ đồng hồ qua một trong những vùng địa hình đẹp và hiểm trở nhất trên thế giới. Vì việc di chuyển đặc biệt như vậy, đây là một "sự kiện" được tiến hành mỗi tháng 1 lần để mua sắm toàn bộ dự trữ dùng cho một thời gian khá dài.

    Hành trình của Salina là từ Port Alsworth, một khu vực hẻo lánh của Alaska tới thành phố lớn nhất bang này - Anchorage. Khu vực cô sống có dân số chỉ khoảng 200 người.

    Đi chợ ở nơi địa đầu nước Mỹ: 3 tháng mới lên đường một lần, mỗi lần đều phải đi bằng máy bay - Ảnh 2.

    Ngôi làng ở Port Alsworth.

    Vì khoảng cách địa lý, những chiếc máy bay nhỏ là phương tiện thường thấy

    Đi chợ ở nơi địa đầu nước Mỹ: 3 tháng mới lên đường một lần, mỗi lần đều phải đi bằng máy bay - Ảnh 3.

    Do mỗi lần đi chợ đều giống đi du lịch, Salina phải lên kế hoạch rất chi tiết. Ngay khi hạ cánh ở sân bay Anchorage, cô sẽ đi thẳng tới điểm mua sắm đầu tiên.

    Đi chợ ở nơi địa đầu nước Mỹ: 3 tháng mới lên đường một lần, mỗi lần đều phải đi bằng máy bay - Ảnh 4.

    Mặc dù có mang theo danh sách những thứ cần mua, việc không đi chợ trong 3 tháng liền khiến "bản năng" mua hàng của cô có phần nào thui chột, và đôi khi sẽ quên mất mình phải mua gì cho tới khi nhìn thấy món đồ đó. Chưa kể, việc quen nhìn ngăn tủ nhỏ bé của mình khiến cô luôn choáng ngợp mỗi khi quay lại siêu thị và cứ phải đi dọc khắp các quầy hàng với nỗi lo mình sẽ lỡ tay bỏ quá nhiều vào giỏ hàng.

    Phần lớn món đồ cô mua là khuyến mãi hoặc các nhu yếu phẩm. Tất nhiên, đôi khi sẽ vẫn có những món đồ ăn vặt lọt vào.

    Ngoài ra, việc mua sắm và sử dụng, bảo quản thực phẩm tươi trong hoàn cảnh này là gần như không thể, nên cô thường ưu tiên thực phẩm đông lạnh, đóng hộp. Nếu thời tiết xấu, đồ tươi có thể mất cả tuần để vận chuyển cùng cô về đến nhà. Hơn nữa, mùa đông ở Alaska quá lạnh giá cho việc gieo trồng khiến rau quả rất đắt đỏ.

    Đi chợ ở nơi địa đầu nước Mỹ: 3 tháng mới lên đường một lần, mỗi lần đều phải đi bằng máy bay - Ảnh 5.

    Số rau quả tươi ít ỏi được mua sẽ mau chóng được Salina tận dụng sớm trước khi hỏng. Các món đồ hộp cô chọn mua như đào, lê, ngô, đậu xanh... cũng cần có thể sử dụng được cho nhiều công thức nấu ăn khác nhau.

    Các thực phẩm có thể trữ đông lâu cũng là một phần thiết yếu: thịt xông khói, bánh vòng, sữa, pho mát sợi,...

    Một trở ngại nữa là sau khi trả chi phí đi lại, mua sắm, cô còn phải thanh toán thêm tiền vận chuyển cho các món đồ về nhà - từ 2 đến 5,5 đô/cân vận chuyển về Port Alsworth. Tất nhiên là hàng hóa sẽ đi cùng chuyến bay luôn, nhưng đôi khi vì hạn chế không gian trên máy bay mà cô có thể phải bỏ bớt đồ lại.

    Đi chợ ở nơi địa đầu nước Mỹ: 3 tháng mới lên đường một lần, mỗi lần đều phải đi bằng máy bay - Ảnh 6.

    Lý do cô không chọn mua hàng từ xa hay dịch vụ mua hộ là bởi việc vận chuyển có thể rất thất thường với địa điểm đặc thù như vậy. Dịch vụ mua hộ thì Salina không tin tưởng lắm vì đôi khi họ không hiểu được những người sống xa chợ/siêu thị như vậy thực sự cần gì.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ