Google Fit sẽ sớm được ra mắt nhằm cạnh tranh với HeathKit của Apple
(GenK.vn) - Google Fit có thể là một ứng dụng theo dõi sức khỏe độc lập hoặc được nhúng vào bất kì phiên bản Android nào trong tương lai.
Mới đây, xuất hiện những tin đồn cho thấy Google đang chuẩn bị ra mắt một dịch vụ theo dõi sức khỏe hoàn toàn mới có tên là Google Fit nhằm tăng sức cạnh tranh với HealthKit của Apple trên iOS 8, với khả năng tích hợp dữ liệu từ thiết bị thể dục wearable bên thứ 3 và các ứng dụng y tế thông qua API mở.
Cụ thể, dịch vụ này sẽ thu thập dữ liệu sức khỏe đo được từ nhiều ứng dụng và thiết bị đeo khác nhau như vòng đeo tay, smartwatch, smartphone rồi tổng hợp các thông tin đó lại ở một nơi duy nhất. Đây sẽ là một ứng dụng rất hữu ích đối với những ai sử dụng nhiều thiết bị đeo khác nhau ví dụ như vòng đeo tay đếm số bước, điện thoại đo nhịp tim, smartwatch theo dõi các thông số khác.
Thiết bị đeo được coi là trọng tâm trong sự kiện Google I/O năm nay. Có thể Google muốn nền tảng sức khỏe mới của mình gắn liền với Android Wear, một phiên bản của hệ điều hành Android được Google phát triển dành riêng cho đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo khác. Trước đó vào năm 2008, Google đã giới thiệu dịch vụ giúp lưu giữ thông tin về sức khỏe cá nhân của người dùng có tên là Google Heath. Ứng dụng này đã xuất hiện quá sớm và không thực sự có phản hồi tốt từ người dùngnên đã phải sớm ngừng hoạt động từ năm 2012.
Dự kiến nền tảng này sẽ xuất hiện tại Google I/O 2014 vào cuối tháng 6 này, và Google cũng sẽ công bố các đối tác thiết bị đeo. Nếu điều này là sự thật, cuộc đua nền tảng ứng dụng sức khỏe sẽ ngày càng trở nên nóng hơn khi các đại gia công nghệ đều tham gia lĩnh vực này. HealthKit của Apple, Google Fit của Google hay gần đây nhất là Microsoft với các thiết bị đeo và ứng dụng sức khỏe trong phòng thí nghiệm.
Tham khảo: AndroidAuthority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"