Đi tù 8 tháng vì gửi tin nhắn đe dọa bằng emoji

    Z-Lion,  

    Emoji đang ngày cảng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi, nhưng đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc xem xét vai trò của những biểu tượng này đối với lĩnh vực pháp lý trên thế giới.

    Hiện nay, emoji đã là một tính năng quá quen thuộc với những người dùng công nghệ. Các biểu tượng này xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ tin nhắn văn bản, email cho đến cả những nền tảng mạng xã hội đình đám. Emoji được ví như phụ kiện đi kèm làm giảm đi tính nghiêm túc hoặc sự căng thẳng trong tin nhắn.

     Emoji rất đa dạng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong thế giới công nghệ ngày nay.

    Emoji rất đa dạng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong thế giới công nghệ ngày nay.

    Chính vì sự đơn giản của mình mà có nhiều trường hợp emoji bị lợi dụng quá mức. Hay một nghiên cứu mới đây cho thấy sử dụng emoji trong các email công việc có thể làm giảm sự tập trung và khả năng nhận thức của người đọc.

    Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật thì emoji lại là một vấn đề cần được xem xét cực kỳ nghiêm túc. Theo những báo cáo gần đây cho biết việc sử dụng emoji đã đặt ra những thách thức cho các luật sư, thẩm phán và cả bộ phận lập pháp tại một số quốc gia trên thế giới. Công cụ này ngày càng trở nên quan trọng và được coi là hình thức chữ viết hoàn chỉnh thay vì chỉ là những trò đùa hay phụ kiện trang trí thông thường.

    Khi emoji trở thành vũ khí "khủng bố"

    Có lẽ rắc rối lớn nhất mà emoji mang lại chính là việc gây ra hiểu lầm. Rất nhiều tin nhắn có chứa emoji sẽ khiến người đọc cảm thấy hoang mang, không biết người gửi đang muốn giảm nhẹ, thông báo hay khuếch đại về mối đe dọa tội phạm nào đó.

    Ví dụ như tại New Zealand, một thẩm phán đã phải đích thân xem xét vai trò của emoji trong tin nhắn Facebook mà một người đàn ông gửi cho người yêu cũ của mình: “Rồi em sẽ phải trả giá ✈️”. Sau khi kết luận người đàn ông này sẽ “trả thù” tình nhân cũ của mình, vị thẩm phán lập tức tuyên án 8 tháng tù giam cho anh ta với tội danh quấy rối người khác.

     Emoji có thể gây bối rối cho những người nhận tin nhắn.

    Emoji có thể gây bối rối cho những người nhận tin nhắn.

    Một sự việc tương tự cũng xảy ra tại Pháp vào năm 2016 khi Tòa tuyên án một thanh niên đe dọa bạn gái cũ bằng tin nhắn văn bản trên smartphone. Tin nhắn này có chứa emoji hình khẩu súng và được coi là “mối đe dọa chết người dưới dạng hình ảnh”. Mức án mà tòa đưa ra là 6 tháng tù giam cùng khoản tiền bồi thường lên đến 1.180 USD.

    Mỹ cũng không phải ngoại lệ khi những trường hợp lạm dụng emoji làm vũ khí đe dọa vẫn diễn ra thường xuyên. Tại bang Virginia năm 2015, một học sinh trung học đã bị buộc tội quấy rối và đe dọa nhân viên tại trường. Cụ thể, nữ sinh này đã liên tục đăng tải trên Instagram với những emoji “sặc mùi” bạo lực (như súng, dao hay bom). Ví dụ như: “Giết 🔫. Gặp tôi tại thư viện vào thứ Ba tới 🔫 🔪 💣”. Bản thân nữ sinh này đã lên tiếng thanh minh cô không bao giờ có ý định đe dọa ai cả, những tin nhắn như trên chỉ là một trò đùa mà thôi.

    Trong cùng năm đó, một cậu thanh niên 17 tuổi khác tại New York cũng bị buộc tội đe dọa khủng bố khi đăng tải trên fanpage Facebook của mình 3 emoji khẩu súng chĩa vào 1 emoji cảnh sát. Các công tố viên đã dựa vào rất nhiều yếu tố để khép tội cậu, bao gồm:

    - Xác định rõ đối tượng nạn nhân (cảnh sát)

    - Liên tục sử dụng emoji súng

    - Đặt emoji vũ khí sát với emoji cảnh sát

    - Rất nhiều học sinh khác đã đăng tải những tin nhắn tương tự vào cùng ngày hôm đó

    Tuy nhiên, chư vị bồi thẩm đoàn vẫn thất bại trong việc truy tố bị cáo vì không thể xác định rõ liệu bài đăng của cậu có thực sự có ý đồ phạm tội hay không.

     Các emoji sẽ khiến những bài đăng tưởng như vô hại trở nên nghiêm trọng và ngược lại.

    Các emoji sẽ khiến những bài đăng tưởng như vô hại trở nên nghiêm trọng và ngược lại.

    Một số trường hợp khác thì rõ ràng hơn và có thể khẳng định ngay lập tức những người sử dụng emoji đang có ý đồ phạm tội. Ví dụ như một nữ sinh đã đăng tải trên Twitter: “Chẳng có ai là an toàn cả 💯. Muốn kiểm tra tôi à 👏🏼 👏🏼 👏🏼 Cô điên rồi, tôi cũng điên luôn, hãy cùng bắn nhau đến chết nhé”. Cô nàng này đã không thể thuyết phục được bài đăng của mình chỉ là trò đùa và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

    Hay một phi vụ khác tại hạt Spartanburg, South Carolina, bị cáo đã từng tấn công nạn nhân trước đó và còn gửi tin nhắn đe dọa chỉ với 3 emoji: “👊🏻 👉🏽 🚑” hàm ý hắn sẽ đánh nạn nhân cho đến khi phải nhập viện mới thôi.

    Cũng không có gì ngạc nhiên khi những trường hợp lạm dùng emoji trên lại đến từ những người còn đang trong lứa tuổi vị thành niên. Suy cho cùng, đối tượng chủ yếu mà truyền thông và mạng xã hội nhắm đến chính là giới trẻ.

    Dù có bạo lực hay không, hành động kịp thời vẫn là điều quan trọng nhất

    Đầu năm nay, một thẩm phán tại Tòa án Tối cao Queensland đã phải đối mặt với vấn đề tưởng chừng như quen thuộc mà lại vô cùng khó khăn: Nên giao tài sản của một người đàn ông đã mất cho vợ hay cho em trai và cháu ông ta.

    Sở dĩ vị thẩm phán này lại gặp khó khăn bởi trong một tin nhắn chưa kịp gửi của người đàn ông này có viết sẽ để lại ngôi nhà và phần lương hưu cho cháu và em trai mình. Cuối tin nhắn ông còn viết “Di chúc của tôi” kèm theo mặt cười bên cạnh. Thẩm phán cho rằng bản chất không chính thức, không nghiêm túc của “di chúc” này cho thấy nó không phải là ý định hợp lệ của người quá cố.

     Sử dụng emoji trong một văn bản trang trọng như di chúc là một điều bất hợp lý.

    Sử dụng emoji trong một văn bản trang trọng như di chúc là một điều bất hợp lý.

    Đây chính là một trong nhiều trường hợp khó khăn trong việc xác định vai trò của emoji. Liệu emoji mặt cười có làm giảm đi tính chất nghiêm trọng của di chúc hay không? Các emoji bạo lực như súng, bom có thể thực sự mang ý nghĩa quấy rối, thậm chí là khủng bố hay không? Rất khó để có thể khẳng định.

    Những câu hỏi kiểu như trên buộc chúng ta phải xác định tiêu chuẩn đánh giá thông tin truyền đạt qua emoji. Emoji hoàn toàn có thể dùng để thay thế văn bản trong một số trường hợp không có ngôn ngữ thích hợp nào diễn tả được hành động hay lời nói. Tuy nhiên, tìm ra ý nghĩa cụ thể của emoji trong từng trường hợp lại liên quan đến tính chủ quan của người gửi, ví dụ như họ đang muốn trêu chọc, mỉa mai hay cố ý đưa ra một thông điệp đặc biệt cho người nhận. Hơn nữa, những nhóm người khác nhau sẽ hiểu các emoji theo ý nghĩa khác nhau mà họ đã thống nhất từ trước.

    Có lẽ chúng ta cần xây dựng một “không gian pháp lý riêng biệt” để có thể tạo ra những tiêu chuẩn rõ ràng nhất về tính liêm khiết và sự liên kết trong mối quan hệ giữa emoji và ý nghĩa mà chúng mang lại. Từ đó, chúng ta có thể phát triển một chương trình ngữ pháp cho phép chúng ta giải thích ý nghĩa của những biểu tượng này. Với số lượng người dùng emoji hiện nay đang ngày càng gia tăng, điều này đang trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.

    Theo BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ