Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất

    Panzer, Panzer 

    Tất nnhiên đứng đầu danh sách này chính là huyền thoại AK-47

    Hơn 60 năm qua kể từ sau thế chiến 2 đã chứng kiến nhiều thay đổi trên lĩnh vực công nghiệp vũ khí và một trong số đó là lĩnh vực chế tạo súng cầm tay để trang bị cho dân sự và an ninh quốc phòng. Và dưới dây là danh sách 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất xét trên khía cạnh số lượng bán ra một cách chính thức, tức là được cấp phép sản xuất của đơn vị phát triển.
     
    Súng máy PKM – trên 1,000,000 khẩu
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 1

     
    Khẩu Pulemyot Kalashnikova, hay còn gọi là súng máy Kalashnikov là một súng máy đa chức năng được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov, cha đẻ của các loại vũ khí bộ binh siêu bền nhưng vô cùng hiệu quả đã được minh chứng trong suốt chiều dài nửa thế kỉ từ sau thế chiến 2 tới nay.
     
    Với trên 1,000,000 đơn vị súng đã xuất xưởng với 6 biến thể khác nhau và hàng trăm biến thể không chính thức được phát triển ở một số quốc gia ngoài Liên Xô, PKM là súng máy có hỏa lực lên tới 750 viên/phút với cỡ đạn 54mm. PKM đặc biệt được ưa chuộng bởi các lực lượng phiến quân và khủng bố nhờ sự đa năng và dễ sử dụng. Loại súng này có một chân chống chữ V, vừa có thể được trang bị cho một nhóm lại có thể gắn lên trên các phương tiện cơ giới để tạo hỏa lực uy hiếp đối phương. PKM nổi lên trên thị trường vũ khí kể từ thành công tại chiến tranh Việt Nam và hiện nay vẫn được sản xuất tại Nga.
     
    Súng lục M1911
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 2

     
    M1911 chính là mẫu súng lục tiêu biểu với tuổi đời vượt qua bất kì vũ khi hiện đại nào khác, được phát triển bởi huyền thoại John Browning của hãng Colt từ hơn một trăm năm trước. Khẩu M1911 có băng đạn 8 viên với tầm bắn hiệu quả khá cao so với súng lục là 62m.
     
    Cho tới nay có ít nhất 2 triệu bản sao chính thức của M1911 được sản xuất. Nó đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong 79 năm và ngày nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong cả quân đội lẫn dân dụng, trong đó phần lớn là model năm 1926 M1911A. Những nơi mà nó xuất hiện trải dài từ Liên bang Xô Viết cũ cho tới lực lượng Đức Quốc Xã và ngày nay là Haiiti cho tới Luxembourg. M1911 cũng đã xuất hiện trong 295 bộ phim và có lẽ nó là một trong những tượng đài bất tử của ngành công nghiệp vũ khí cầm tay
     
    Tiểu liên MP5
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 3

     
    Súng tiểu liên MP5 do hãng Heckler & Koch phát triển ở Tây Đức và được giới thiệu lần  đầu vào năm 1966. Kể từ đó tới nay, MP5 đã trở thành một lựa chọn không thể thiếu của hầu hết các lực lượng đặc nhiệm và lực lượng phản ứng nhanh trên thế giới từ Hải quân Mỹ SEAL, đặc nhiệm SWAT của Hoa Kỳ, Đặc nhiệm GSG-9 của Đức và thậm chí là đặc nhiệm của một quốc gia không có truyền thống sử dụng vũ khí NATO như Việt Nam.
     
    Đã có khoảng 50 biến thể của MP5 đã được sản xuất và MP5 đã thống trị nhiều năm trên thị trường vũ khí tiểu liên cơ động và chỉ thực sự bị lung lay bởi người em ra sau UMP (cũng của hãng H&K) . Lý do tạo nên thành công của nó là hãng Heckler & Koch đã thu nhỏ phiên bản súng trường tự động G3 của hãng để phù hợp cho tác chiến gần và sử dụng ở đô thị. Hỏa lực của MP5 không lớn vì cỡ đạn chỉ là 9x19mm nhưng độ giật thấp trong khi tốc độ bắn khá nhanh tới 800 viên /phút cùng với trọng lượng nhẹ và lắp được nhiều phụ kiện như giảm thanh, ống ngắm laser… Một điều khá đặc biệt này chính quân đội Đức lại không sử dụng MP5 mà lại trang bị tiểu liên Uzi vì giá thành của MP5 tương đối cao.
     
    Súng trường FAL - trên 2 triệu khẩu
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 4

     
    FAL là súng trường tấn công tự động và bán tự động được nhà sản xuất Bỉ abrique Nationale (FN) phát triển từ những năm cuối của thập niên 40 thế kỉ trước, được sử dụng rất phổ biến ở các quốc gia NATO thời chiến tranh lạnh. Với biệt danh "The right arm of the Free World" (cánh tay phải của Thế giới tự do). FAL được sử dụng ở hơn 90 nước và là một trong những súng trường được sản xuất nhiều nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2 với ít nhất là 2 triệu khẩu được sản xuất ở rất nhiều phiên bản. Lý do đem đến sự thành công của FN FAL là Súng có độ chính xác và tầm bắn cao lên tới 600m ( hơn AK và M16) do nòng dài và sử dụng loại đạn lớn tiêu 7.62×51mm. Nếu sử dụng ở chế độ tự động thì tốc độ bắn lên tới 700 viên/phút.
     
    Súng trường G3
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 5

     
    Cũng là một sản phẩm trứ danh khác của nền công nghiệp quốc phòng Tây Đức, súng trường G3 là một sáng chế khác của Heckler & Koch trong những năm cuối của Thế chiến 2. Cùng với FAL và AR-10 đây là một trong những mẫu súng mang đặc trưng của khối NATO để trang bị cho các lực lượng quân đội khối này vào cuối những năm 1950.
     
    G3 đi vào sản xuất với khối lượng lớn khi Lục quân Đức đưa vào sử dụng vào năm 1959 với phiên bản cải tiến của hãng CETME, Tây Ban Nha. G3 được NATO sản xuất với số lượng lớn do yêu cầu chạy đua vũ khí để đối chọi với AK-47 của phe xã hội chủ nghĩa trong thời kì Chiến tranh lạnh. Mẫu súng này đã xuất hiện trong khá nhiều cuộc chiến trong đó tiêu biểu nhất là Chiến tranh giành độc lập Mozambique và Chiến tranh thuốc phiện ở Mexico.
     
    Súng trường AR15 – trên 8,000,000 khẩu
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 6

     
    AR-15 lúc đầu được phát triển vởi Armalite vào năm 1956 với tư cách là khẩu AR-10 thu nhỏ để sử dụng cỡ đạn mới 5.56x45mm của NATO nhằm giảm độ giật. Mẫu tiền thân của nó là AR-10 sử dụng đạn 7.62mm được Armalite phát triển những đã thất bại trong việc gây ấn tượng với lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ để đưa vào sử dụng thành súng trường tự động tiêu chuẩn cho bộ binh. Tuy nhiên Armalite đã kịp sản xuất 100 mẫu thử nghiệm cho nhà buôn vũ khí Samuel Cummings để giới thiệu tới các lực lượng quân sự nước ngoài, nhằm bán ra bên ngoài nước Mỹ. Armalite đã gần bán được 7500 khẩu cho Nicaragua nhưng khi Tổng tư lệnh của họ, tướng Anastasia Somoza khi tiến hành bắn thử đã không may bị thương do chốt an toàn bị trượt ra và văng sượt qua đầu. Toàn bộ đơn hàng bị hủy và Armalite bị rơi vào tình cảnh nguy khó.
     
    Để giữ vững công ty của mình, Kỹ sư trưởng của Armalite là Eugene Stoner đã nỗ lực cải tiến nó và kết quả là mẫu AR-15 ra đời. Bản quyền được bán cho hãng Colt để sản xuất ra súng trường tiêu chuẩn mới của quân đội Hoa Kỳ là M16. Dĩ nhiên M16 đã quá nổi tiếng và trở thành biểu tượng của quân đội Mỹ khi lần đầu tác chiến ở Việt Nam. Ngày nay nó vẫn là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Hoa Kỳ và có mặt tại 14 quốc gia NATO khác. Theo thống kế có khoảng 8 triệu khẩu đã được sản xuất.
     
    Súng chống tăng RPG-7 trên 9,000,000 khẩu
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 7

     
    Súng chống tăng RPG hay tên đầy đủ là Ruchnoy Protivotankovyy Granatomyot là vũ khí chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Có trên 9 triệu giấy phép RPG-7 đã được cấp để sản xuất dựa trên nguyên mẫu ban đầu phát triển từ Liên bang Xô Viết ngay sau thế chiến 2. CÙng với PKM và AK-47 RPG cũng là một biểu tượng vũ khí của quân đội Xô Viết nhờ triết lý thiết kế “hiệu quả nhưng chi phí thấp”. Ngày nay quân đội Mỹ vẫn sử dụng nó để huấn luyện lực lượng cảnh sát quốc gia Afghanistan.
     
    Tiểu liên UZI - trên 10,000,000 khẩu
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 8

     
    Khẩu Uzi đầu tiên được thiết kế bởi thiếu tá người Do Thái vào cuối những năm 40 và chế tạo đầu tiên vào bởi hãng Uziel Gal trong năm 1951. Uzi có nhiều biến thế khác như mini, micro lần lần được phát triển vào năm 1982 và 1983. Uzi  sử dụng cỡ đạn 9x19mm, hộp đạn từ 25-40 viên với tốc độ bắn cực nhanh 600 viên/phút như súng trường nhưng kích thước chỉ nhỉnh hơn một chút so với súng lục. Với ưu điểm là gọn nhẹ, linh hoạt, độ bền khi hoạt động cao, Uzi đã trở thành một chuẩn mực tiêu biểu cho dòng súng tiểu liên từ những năm 1950 cho đến tận ngày nay. Cho tới nay hơn 90 nước đã trang bị Uzi cho lực lượng an ninh và các đơn vị phản ứng đặc biệt  trong đó có Việt Nam với khoảng hơn 10 triệu khẩu đã được bán ra.
     
    Shotgun - Remington Model - trên 10,000,000 khẩu
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 9

     
    Đây là mẫu shotgun duy nhất trong danh sách này . Có ít nhất là 10 triệu khẩu Remington 870 mẫu năm 1950 đã được bán ra dưới giấy phép sản xuất của Remington. Nó đã trở thành loại súng săn bán chạy nhất mọi thời đại,  được người dân và lực lượng thực thi luật pháp Mỹ rất ưa chuộng do chi phí thấp và băng đạn lên tới 28 viên. Remington 870 cũng có mặt ở hơn một nửa các quốc gia trong khối G20 và trong 80 bộ phim.
     
    Súng trường tấn công AK-47 – trên 100,000,000 khẩu
     

    Điểm danh 10 mẫu súng cầm tay phổ biến nhất 10

     
    Chẳng có gì nghi ngờ nữa khi đứng số 1 trong danh sách này là khẩu AK-47, mẫu súng trường tấn công Avtomat Kalashnikova do Mikhail Kalashnikov thiết kế vào năm 1947. Thời bấy giờ, trong khi quân đội Đức có mẫu súng máy  và súng trường tấn công đầy uy lực là MP40 và STG44 thì trong tay Hồng Quân chỉ có những phiên bản  PPD và PPTS kém chính xác. Vì vậy, Bộ Quốc Phòng Xô Viết đã tổ chức mở cuộc thi thiết kế loại súng trường tấn công tiêu chuẩn mới cho quân đội. Kết quả là Kalashnikov đã chiến thắng với mẫu AK đáng tin cậy ngay cả trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt  nhưng dễ sử dụng và sửa chữa. Mẫu thiết kế của ông bắt đầu được sản xuất vào năm 1947 và được trang bị cho Quân đội Xô Viết từ năm 1949.
     
    Cho đến nay AK-47 và các biến thể khác nhau của nó đã được sản xuất với số lượng lên tới 100 triệu khẩu và được trang bị cho quân đội của hơn 60 nước và vô số lục lượng vũ trang du kích phiến quân khắp mọi nơi trên thế giới nhờ vào độ tin cậy và chi phí sản xuất thấp. AK-47 đã trở thành một biểu tượng trong quân sự, thậm chí nó đã xuất hiện trên cờ và quốc huy của một số quốc gia như Mozambique, Zimbabwe, Đông Timor.
     
    Tham khảo: listverse
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ