Điểm danh 12 vụ phóng tên lửa tai hại nhất lịch sử, có vụ tên lửa vừa phóng đã lao đầu xuống đất
Tưởng chừng là một trong những công việc có độ thành công cao nhất nhưng hóa ra, phóng tên lửa mới chính là việc dễ thất bại nhất.
Phóng tên lửa luôn là một trong những kế hoạch chi li và tỉ mỉ nhất của con người. Bởi lẽ việc sản xuất động cơ tên lửa và vệ tinh không phải là một quá trình đơn giản, thậm chí có thể mất rất nhiều năm.
Do đó nếu thất bại, đó sẽ là một trong thảm họa tồi tệ nhất với con người. Mặc dù vậy qua nhiều năm, không ít thì nhiều cũng đã có những vụ phóng tên lửa thất bại khiến nhiều người tiếc nuối.
Tên lửa có thể rơi ngay sau khi rời khỏi bệ phóng, thậm chí nổ ngay từ bệ phóng mà không có cơ hội bay lên. Đó chỉ là một trong số 12 vụ phóng tên lửa thất bại nhất từng ghi nhận trong bài viết này.
Dưới đây, mời bạn đọc xem qua 12 vụ phóng tên lửa thất bại nổi tiếng trên thế giới:
1. Tên lửa đẩy của Nga S-300 đã thất bại trong việc đốt cháy nhiên liệu lúc rời khỏi bệ phóng. Kết quả là chỉ vừa phóng lên khoảng vài trăm mét, tên lửa đã rơi ngay xuống mặt đất và bốc cháy dữ dội.
Tên lửa đẩy S-300 của Nga vừa phóng lên đã rơi ngay xuống đất
2. Một tên lửa đẩy của Nga có tên Proton-M rời bệ phóng và lao lên không trung, sau đó bốc cháy và rơi xuống mặt đất. Tên lửa đẩy này mang theo một số thiết bị khoa học có trị giá 200 triệu USD.
Tên lửa đẩy Proton-M của Nga gặp lỗi phát nổ sau khi rời bệ phóng vài giây
3. Tiếp tục là một vụ rơi tên lửa khác ở Nga. Giống như video đầu tiên, tên lửa S-300 của Nga lao khỏi bệ phóng, không thể đốt nhiên liệu, cuối cùng rơi xuống và bốc cháy.
Một vụ phóng tên lửa S-300 thất bại khác của Nga
4. Một vụ phóng tên lửa S-300 khác. Tên lửa đầu tiên rời bệ phóng thành công và lao đi theo quỹ đạo đã lập trình. Trong khi tên lửa còn lại không có may mắn như vậy. Ngay sau khi lao khỏi bệ phóng, tên lửa nhanh chóng rơi xuống đất vì không thể đốt cháy nhiên liệu.
Tên lửa S-300 thứ hai xấu số khi không thể hoàn thành trọn vẹn chuyến hành trình
5. Một vụ phóng tên lửa thất bại của Trung Quốc. Tên lửa đầu tiên xuất phát từ bệ phóng khá thành công trong khi tên lửa thứ hai bay nhiều vòng theo kiểu xoắn ốc trước khi phát nổ trên không trung.
Vụ phóng tên lửa thất bại của Trung Quốc
6. Tưởng chừng việc phóng tên lửa Ukraina đã thất bại khi bệ phóng phát nổ ngay trước khi quả tên lửa được phóng lên không trung. Nhưng rất may quả tên lửa sau đó vẫn được phóng lên thành công.
Màn phóng tên lửa đạn đạo OTR 21 Tochka thất bại của Ukraina
7. Tên lửa Atlas-Agena bị gãy và sập ngay cả khi chưa thoát khỏi bệ phóng.
Ngay cả khi chưa kịp rời bệ phóng, tên lửa đã đổ sụp xuống
8. Tên lửa Bomarc bất ngờ phát nổ trước khi rời khỏi bệ phóng.
Dù đang ở trên bệ phóng và chuẩn bị khai hỏa, tên lửa cũng có thể phát nổ
9. Quá trình phóng tên lửa phòng không RAF không đúng theo kế hoạch và kết cục là tên lửa lao xuống dưới nước
Tên lửa phòng không RAF lao đầu xuống nước
10. Công nghệ chế tạo và phóng tên lửa ngày càng tiên tiến, thậm chí người ta đã có thể phóng tên lửa từ dưới mặt nước nhưng trong một thử nghiệm với chiếc Trident II, mọi thứ đáng tiếc không suôn sẻ như vậy.
Màn phóng tên lửa từ dưới mặt nước lên trên thất bại
11. Thử nghiệm phóng tên lửa đẩy thuộc chương trình Mercury quả thực là một thất bại thảm hại của NASA.
Tên lửa đẩy thuộc chương trình Mercury của Mỹ thất bại trong việc phóng lên vũ trụ
12. Interstellar Technologies, một cơ quan không gian tư nhân của Nhật Bản tiến hành phóng tên lửa Momo-2 vào tháng 6/2018. Nhưng kết quả là tên lửa chỉ vừa rời bệ phóng vài giây đã gặp trục trặc ở bộ phận nhiên liệu lao mạnh xuống mặt đất.
Tên lửa đẩy của một cơ quan không gian tư nhân Nhật Bản lao ngay xuống đất sau chỉ vài giây rời bệ phóng
Phóng tên lửa không phải là một câu chuyện đơn giản và thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nhưng quan trọng hơn cả, đằng sau thất bại đó, các chuyên gia vũ trụ học được điều gì và có cách nào để cải thiện các thuật toán và lập trình tên lửa chính xác hơn trong tương lai hay không. Hy vọng, các vụ phóng tên lửa của loài người sẽ thành công hơn trong thời gian tới.
Tham khảo Popular Mechanics
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"