Thời niên thiếu (1955 - 1975)
Steven Paul Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco, California. Cha mẹ ruột của ông là Abdulfattah Jandali và Joanne Simpson đã không kết hôn và gửi ông làm con nuôi cho 1 đôi vợ chồng tầng lớp trung lưu Paul và Clara Jobs ở phía nam vùng vịnh San Francisco.
Steve lớn lên ở thung lũng đầy những cây mơ - nơi mà sau này trở thành trung tâm công nghệ của thế giới - Thung lũng Silicon. Steve Jobs bị mê hoặc bởi những thiết bị điện máy ngay từ nhỏ. Năm 1969, ông gặp Stephen Wozniak – 1 cậu bé 5 tuổi cũng rất say mê máy tính và 2 người nhanh chóng kết bạn.
Khi Steve Jobs đến tuổi vào đại học, ông quyết định sẽ học ở Reed College, Oregon. Đó là 1 trường nghệ thuật tự do cao cấp với mức học phí quá đắt đỏ so với gia đình giản dị của ông, nhưng cha mẹ ông vẫn đồng ý bởi họ đã hứa với mẹ ruột của Steve. Steve chỉ học ở Reed có 1 học kỳ rồi bỏ học và dành thời gian học về các thuyết thần bí phương Đông và thử các phương pháp ăn kiêng khác lạ như chỉ ăn hoa quả. Đó là thời kỳ nổi loạn của ông. Ông thậm chí còn đi du lịch sang Ấn Độ với 1 người bạn để tìm kiếm cảm hứng ở tuổi 19.
Những năm đầu của Apple (1975 – 1981)
Sau khi Steve quay lại thung lũng Silicon, ông bắt đầu tập trung vào bo mạch chủ máy tính mà Woz đang chế tạo. Woz đã có ý tưởng về thiết kế 1 máy tính riêng của mình khi tham gia 1 nhóm những người thích máy tính có tên Homebrew Computer Club. Steve Jobs thấy rất nhiều người hứng thú với công việc của Woz và đề nghị họ nên bán bo mạch chủ ấy. Apple Computer đã ra đời như vậy.
Năm đầu tiên hoạt động của Apple là chế tạo các bo mạch chủ trong gara của Steve và đem bán chúng ở cửa hàng máy tính địa phương. Trong khi đó, Woz bắt tay vào sản xuất 1 máy tính tân tiến hơn – Apple II – và hoàn thành nó vào năm 1977. Cả Woz và Steve đều biết rằng Apple II là 1 chiếc máy tính đột phá, tối tân hơn tất cả các máy tính trên thị trường lúc bấy giờ. Đó là lý do mà Steve quyết định tìm các nhà đầu tư để có vốn mở rộng Apple. Steve đã tìm được Mike Markkula – nhà điều hành cũ của Intel. Mike đầu tư 250.000 USD vào Apple và khẳng định rằng Apple sẽ lọp vào Top 500 Fortune chỉ trong chưa đầy 2 năm.
Và Mike đã đúng. Apple II nhanh chóng trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng máy tính cá nhân trên thế giới. Nó đánh bại tất cả các đối thủ bởi phần cứng xuất sắc (đồ họa màu) và kho phần mềm cho máy rất lớn. Chìa khóa cho sự thành công của Apple II là VisiCalc – phần mềm bảng tính đầu tiên trên thế giới. Hàng nghìn người mua Apple II chỉ vì phần mềm này. Kết quả là Apple tăng trưởng rất nhanh và cổ phần hóa vào tháng 12 năm 1980, chỉ trong có 4 năm từ ngày thành lập. Giá trị tài sản của Steve Jobs lúc đó là 200 triệu USD, và ông chỉ mới 25 tuổi.
Nhưng sau đó thành công của Apple đã bị đe dọa khi mà nhà khổng lồ IBM quyết định tiến vào thị trường máy tính cá nhân năm 1981. Apple phải có kế hoạch đối đầu với IBM nếu không họ sẽ thất bại. Sản phẩm Apple III của họ lúc đó đã làm mưa làm gió trên thị trường. Họ tập trung vào dự án Lisa do Steve Jobs lãnh đạo. (Lisa là tên con gái bạn gái cũ của Steve, mặc dù Steve từ chối mọi quan hệ cha con). Chiếc máy tính Lisa lúc đó là 1 đột phá lớn bởi máy sử dụng giao diện đồ họa người dùng thay vì giao diện 1 dòng lệnh đơn giản như trước. Công nghệ này – cũng như mọi công nghệ thay đổi thế giới máy tính khác – được phát minh tại Xerox PARC, nhưng Apple là công ty đầu tiên áp dụng nó.
Macintosh (1981-85)
Không lâu sau Steve Jobs bị loại khỏi dự án Lisa bởi ông bị coi là 1 nhà quản lý quá thất thường. Tức giận, ông quyết định trả thù bằng cách triển khai 1 dự án nhỏ mang tên Macintosh – 1 máy tính giao diện đồ họa người dùng có giá rẻ hơn Lisa. Macintosh được sản xuất từ năm 1979 và khái niệm về máy là “một chiếc máy tính dễ sử dụng như nướng bánh vậy”. Steve Jobs tuyển các kỹ sư trẻ tài năng trong đội ngũ chế tạo Mac và cổ vũ họ bằng cách truyền tải 1 tinh thần qaunr lý và nổi loạn, gọi họ là “Cướp biển” trong khi phần còn lại của công ty là “Hải quân”.
Mặc dù dự án Mac này gây nhiều tranh cãi bởi nó đe dọa đến cả Apple II và Lisa, và cũng 1 phần là do Steve Jobs và dự án này chống lại cả công ty nhưng sau này Mac trở thành sản phẩm chủ chốt của Apple bởi Lisa đã thất bại trên thị trường. Steve được trợ giúp bởi John Sculley – CEO của Apple – người mà Steve đã thuê năm 1983 để giúp điều hành công ty và đưa ông lên top những nhà quản lý hàng đầu. Tháng 1 năm 1984, Macintosh ra mắt và nhận được sự hoan nghênh lớn.
Mặc dù rất được đón nhận những sau những tháng đầu, doanh số của Mac bắt đầu giảm dần. Trong công ty đã có nhiều lo ngại về việc thất bại thứ 3 liên tiếp này sẽ khiến Apple sụp đổ. Hơn nữa lúc đó mọi người lại khó chịu với sự ngạo mạn của Steve Jobs, nhất là CEO John Sculley. Năm 1985, Sculley tuyên bố ông và ban giám đốc đã đồng ý loại Steve ra khỏi hoạt động quản lý công ty. Steve sẽ chỉ còn là Chủ tịch hội đồng quản trị.
Steve đã rất sững sờ. Apple là cuộc sống của ông, và ông bị loại khỏi nó. Ông bắt đầu du lịch xung quanh để tìm những con đường mới. Cuối năm 1985, Steve được giới thiệu tới nhóm các chuyên gia đồ họa máy tính tài năng mà Goerge Lucas đang muốn bán. Họ đều có cùng 1 giấc mơ là sản xuất những bộ phim động bằng máy tính. Steve rất thích thú với ý tưởng này và ông đã mua lại công ty đó với giá 10 triệu USD năm 1986, sát nhập công ty đó tạo thành Pixar.
Những năm NeXT (1985 – 1995)
Tuy nhiên niềm đam mê lớn của Steve vẫn là chế tạo nên những máy tính xuất sắc. Tháng 9 năm 1985, ông tuyên bố với ban giám đốc Apple là ông sẽ thành lập 1 công ty mới mang tên NeXT để chế tạo máy tính cho mục đích giáo dục và nghiên cứu. Ông muốn 1 số kỹ sư và nhà bán hàng tốt nhất từ nhóm Mac nhưng Apple phản đối và dọa sẽ kiện ông. Steve tức giận, rời bỏ Apple và bán đi gần hết cổ phiếu của mình.
NeXT bắt đầu sản xuất máy tính từ đầu năm 1986, sau khi Apple hủy đơn kiện. Steve nhắm đến những chuẩn mực cao nhất có thể cho máy tính của mình: ông muốn những phần cứng tốt nhất, được chế tạo trong nhà máy hiện đại nhất thế giới và chạy những phần mềm tối tân nhất. Ông quyết định rằng hệ điều hành của máy sẽ là NeXTSTEP dựa trên nền tảng UNIX – hệ điều hành mạnh mẽ nhưng cũng phức tạp nhất thế giới, nhưng được thiết kế để dễ dùng như Macintosh nhờ vào giao diện đồ họa người dùng. Ngoài ra việc phát triển phần mềm trên hệ điều hành này cũng rất dễ dàng với công nghệ lập trình định hướng đối tượng. Kết quả của những kế hoạch táo bạo này – NeXT Cube – ra mắt tháng 10 năm 1988.
Mặc dù rất tuyệt nhưng NeXT Cube không bán được như mong muốn. Máy quá đắt và thiếu đi những phần mềm hữu dụng. NeXT buộc phải mở rộng đối tượng khách hàng từ chỉ giáo dục sang cả đối tượng doanh nghiệp, và thậm chí giới thiệu cả sản phẩm rẻ hơn như NeXT Station nhưng lượng máy tính bán được mỗi tháng của NeXT chỉ là vài trăm chiếc. Công ty chịu lỗ rất lớn và các nhà sáng lập lần lượt bỏ đi, kể cả nhà đầu tư đầu tiên – tỷ phú vùng Texas Ross Perot. Năm 1993, NeXT phải bỏ mảng phần cứng và tập trung vào công nghệ phần mềm. Không những không đánh bại được Apple mà NeXT Software cũng dần lâm vào đường cùng. Steve cực kỳ chán nản.
Vụ đầu tư vào Pixar của ông dường như cũng chẳng đi đến đâu. Công ty nhỏ này liên tục thất bại trong việc bán các sản phẩm đồ họa ra thị trường. Jobs đóng cửa mảng sản xuất phần cứng của Pixar năm 1990, quyết định tập trung vào phát triển 1 ngôn ngữ 3D hiện đại mang tên RenderMan. Ông chỉ giữ lại mảng hoạt hình – được điều hành bởi John Lasseter – bởi nó được dùng trong các quảng cáo truyền hình và là nguồn thu duy nhất của Pixar. Steve rất hi vọng Pixar sẽ được Disney mua lại nhưng cuối năm 1993, Burbank hủy hợp đồng này. Với việc cả 2 công ty đều thất bại, Steve lâm vào thời điểm “đen tối” nhất trong sự nghiệp. Ông dành phần lớn thời gian ở nhà cùng cậu con trai Reed và người vợ Laurene – người ông kết hôn cùng năm 1991.
Quay trở lại (1995 – 1997)
John Lasseter đưa Pixar quay trở lại Disney với kịch bản cho bộ phim Toy Story dự kiến ra mắt vào Lễ giáng sinh năm 1995. Gần đến ngày đó, Steve Jobs nhận ra sức mạnh to lớn của thương hiệu Disney và ông quyết định để Pixar cổ phần hóa chỉ trong 1 tuần sau khi Toy Story công chiếu. Toy Story là 1 hiện tượng lớn khi đó, mở đầu cho công nghệ sản xuất phim hoạt hình bằng máy tính. Thành công của Toy Story là cực kỳ to lớn, chỉ thua kém thành công của chính Pixar mà thôi. Giá trị tài sản của Steve Jobs – người sở hữu 80% cổ phiếu của Pixar – tăng lên đến hơn 1,5 tỉ USD, gấp 5 lần so với số tiền ông kiếm được ở Apple những năm 80.
Về phần Apple, công ty này khi đó đang lâm vào tình cảnh cực kỳ tồi tệ. Say khi Windows 95 ra mắt, Mac không còn được ủng hộ như trước và Apple nhanh chóng mất dần thị phần. Năm 1996, CEO Gil Amelio mới của Apple chọn NeXTSTEP của Steve làm hệ điều hành thay thế Mac OS. Apple bỏ ra 400 triệu USD để mua lại NeXT và Steve quay trở lại với công ty đã đuổi ông 10 năm trước. Chức vụ của ông lúc đó là “Cố vấn không chính thức cho CEO”.
Tuy nhiên khi Amelio công bố Apple thua lỗ 700 triệu USD trong quý đầu năm 1997, Ban quản trị Apple quyết định sa thải ông và chỉ định Steve Jobs làm CEO tạm thời tháng 7 năm 1997. Steve lập tức cải tổ lại toàn công ty, giảm số dự án từ vài trăm xuống chỉ còn hơn 10 dự án. Số sản phẩm phần cứng chỉ giảm còn có 4. Ông cũng ra 1 tuyên bố gây sốc tại Macworld Boston tháng 8 năm đó: Apple sẽ hợp tác với đối thủ lớn nhất của mình – Microsoft – để chấm dứt các tranh chấp về bằng sáng chế.
(Còn tiếp)