Máy bay trực thăng là phương tiện hiệu quả nhất được sử dụng cho hậu cần, chiến tranh và mục đích cứu hộ. Ngày nay, trực thăng chiến đấu chỉ tập trung vào hai nhiệm vụ chính là yểm trợ bộ binh và tiêu diệt thiết giáp.
Trực thăng tấn công được ví như “loài săn mồi hung dữ” có hai nhiệm vụ chính: thứ nhất, đảm bảo hỗ trợ trên không tầm gần trực tiếp và chính xác cho bộ binh, thứ hai, nhiệm vụ chống tăng và những điểm tập trung xe thiết giáp địch. Dưới đây danh sách là 9 loại trực thăng tấn công mạnh mẽ nhất trên chiến trường ở thời điểm hiện tại:
1. Cá sấu Ka-52 "Alligator" (Nga)
Cá sấu hai tầng cánh hiện là chiếc trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới
Không phải cái tên Apache quen thuộc mà chính là Ka-52 của người Nga mới đứng ở vị trí đầu bảng. Chiếc trực thăng này vượt trội hơn Apache nhờ khả năng hoạt động ở độ cao lớn khi bay với tốc độ cao và buồng lái hai chỗ ngồi được bọc giáp.
Buồng lái của Ka-52
Tên lửa chống tàu của Alligator có tầm hoạt động xa hơn so với Apache. Tương tự như Apache, Ka-52 cũng được trang bị những vũ khí không-đối-không. Phiên bản một chỗ ngồi Ka-50 cũng là một chiếc trực thăng tấn công đáng gờm.
Xem dàn cá sấu Ka-52 diễn tập
2. AH-64 Apache (Mỹ)
Một chiếc AH-64 trong buổi diễn tập giải cứu tại Camp Bondsteel, Kosovo năm 2007 với một lính Mỹ ngồi vắt vẻo bên ngoài.
Dù bị tụt xuống vị trí thứ hai như AH-64 không hề kém cỏi. Nó được trang bị rất nhiều vũ khí như tên lửa diệt tăng Hellfire, rocket 70mm, và một khẩu pháo tự động 30mm. Nhờ vào hệ thống radar và ngắm bắn tiên tiến, số mục tiêu mà nó có thể bám và quan sát liên tục lên tới 256.
Binh sĩ Mỹ đang nạp đạn tên lửa cho Apache
Apache có thêm tùy chọn lắp đặt tên lửa Stinger hoặc Sidewinder để có được khả năng chiến đấu trên không. Phiên bản mới nhất AH-64E Guardian đã được cải tiến để đạt được hiệu quả chiến đấu cao hơn, bay nhanh hơn, và có thể mang theo máy bay không người lái.
Hai chiếc AH-64 Apache nã tên lửa xối xả vào mục tiêu
3. Mi-28N "Havoc" (Nga)
Một chiếc Mi-28N với trạm phát sóng radar và cảm biến laser ở mũi trong triển lãm hàng không MAKS 2013
Phiên bản Mi-28N có khả năng tác chiến ban đêm với tên lửa chống tăng, có khả năng xuyên qua một mét vỏ xe thiết giáp. Thiết kế của Mi-28N cũng có các rãnh để lắp đặt tên lửa không điều khiển 80 mm, năm lỗ phóng tên lửa/lựu đạn cỡ 122 mm mỗi bên, súng máy 23 mm, 12,7mm hoặc 7.62mm, và cả bom. Phía dưới mũi của chiếc trực thăng có gắn một khẩu pháo 30mm và cảm biến laser.
Mi-28N phô diễn sức mạnh
4. Eurocopter Tiger (Đức/Pháp/Tây Ban Nha)
Một chiếc Tiger UHT của Đức
Chiếc Tiger được thiết kế để giảm thiểu radar, tiếng ồn, và các dấu hiệu hồng ngoại để tránh đạn của đối phương nhưng vẫn có lớp giáp dày để đề phòng khi phải chiến đấu trực tiếp.
Cận cảnh giá vũ khí bên sườn
Nó mang một pháo 30 mm, tên lửa cỡ 70 mm, tên lửa không-đối-không, và nhiều tên lửa chống tăng cũng như các biện pháp đối phó khi bị kẻ địch tấn công bằng tên lửa.
Xem Eurocopter Tiger khai hỏa
5. Z-10 (Trung Quốc)
Một chiếc Z-10 đang phô diễn tại triển lãm hàng không và vũ trụ năm 2012 tại Trung Quốc
Trực thăng tấn công Z-10 có trần bay gần 20.000 feet (6 km), được trang bị tên lửa chống tăng, tên lửa không-đối-không TY-90, và một khẩu pháo 30mm.
Z-10 khoe vũ khí
Z-10 ban đầu được coi là một thắng lợi của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, nhưng thực tế thì nó được thiết kế bởi Kamov - công ty của Nga, là nơi đã chế tạo ra Ka-52 và Ka-50.
Trung Quốc phô trương dàn trực thăng Z-10 tại triển lãm hàng không
6. T-129 (Thổ Nhĩ Kỳ)
TAI T129 "1001" tại triển lãm hàng không 2014 Farnborough
T-129 là trực thăng tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. No là phiên bản nâng cấp của chiếc A-129 Italia.
Súng máy cỡ nòng 20 mm khá nhỏ
T-129 mang tên lửa chống tăng UMTAS mạnh mẽ, tên lửa không điều khiển, và tên lửa đối không Stinger như súng máy của T-129 chỉ có cỡ nòng tương đối nhỏ - 20 mm.
Tên lửa chống tăng UMTAS
Nhà sản xuất cho biết phạm vi hoạt động của T-129 là 560 km, tương đương với Apache đời mới nhất.
Xem T-129 được chế tạo như thế nào
7. Mi-24 Hind (Nga)
Lượng tên lửa chống tăng mà Mi-24 mang theo ít hơn so với mức tiêu chuẩn của trực thăng tấn công hiện đại, thế nhưng để chống lại bộ binh thì không nhiều trực thăng có thể sánh với Mi-24.
Mi-24 có nhiều súng máy với các cỡ nòng khác nhau lên đến 30 mm để nghiền nát quân thù, trong khi lớp giáp dày chống được đạn phòng không đến 12,7 mm. Ngoài mục đích chiến đấu, Mi-24 còn có thể chở được quân với tối đa 8 binh sĩ.
Phiến quân IS dùng súng AK bắn trực thăng Mi-24 ở Syria
8. AH-1Z Viper
Đây là phiên bản cải tiến sâu của thế hệ máy bay trực thăng tấn công AH-1W SuperCobra. Nó mang tên lửa Hellfire chống tăng địch và chống tàu, còn pháo 20mm để tiêu diệt bộ binh và các xe hạng nhẹ. Tên lửa Sidewinder cho phép Viper bắn hạ máy bay đối phương từ khoảng cách khá xa, lên đến 35 km.
Bên trong buồng lái của AH-1Z Viper
9. AH-2 Rooivalk
AH-2 là máy bay trực thăng của Nam Phi sử dụng thiết kế tàng hình, tác chiến điện tử, và lớp giáp dày để chống lại những mối đe dọa trên chiến trường. Rooivalk có một khẩu pháo 20mm, tên lửa chống tăng TOW hoặc ZT-6 Mokopa và các tên lửa không điều khiển khác.
Nam Phi hiện đang có kế hoạch nâng cấp AH-2 để nó có thêm khả năng chiến đấu không-đối-không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"