Khóa sinh trắc học, xe một bánh và kiếm ánh sáng là những sản phẩm công nghệ độc đáo sắp thành hiện thực.
Trên các trang mạng gây quỹ cộng đồng như Kickstarter hay Indiegogo, mỗi ngày có tới hàng trăm dự án mới xuất hiện. Bên cạnh những sáng chế khá... vô dụng và có phần... ngớ ngẩn, luôn xuất hiện không ít các dự án thực sự có chất lượng và triển vọng thực tế rất cao, tiêu biểu như đồng hồ thông minh Pebble, máy in 3D mini hay case điện thoại in ảnh lấy liền Prynt.
Ola – Khóa quét vân tay thông minh
Hầu hết khóa thông minh trên thị trường đều sử dụng Bluetooth hoặc Wifi để xác định điện thoại của bạn đang ở gần cửa, rồi cửa sẽ mở khóa tự động. Theo lý thuyết, bạn sẽ chẳng cần mang theo chìa, nhưng thực tế là kết nối không dây giữa khóa và điện thoại thường chậm và đôi lúc không hoạt động. Sẽ thật tuyệt nếu bạn không cần đến chìa khóa hay điện thoại, và may mắn là một loại khóa thông minh mới đã làm được điều này. Khóa Ola sử dụng chính ngón tay và dấu vân tay của bạn để mở khóa.
Chỉ cần scan vân tay của tất cả những người có quyền mở khóa vào hệ thống là đã có thể sử dụng khóa cửa thông minh này. Bất cứ khi nào có người về nhà và cần mở cửa, họ chỉ cần ấn ngón cái vào máy scan (nằm ở trên tay cầm) và xoay tay nắm cửa. Máy scan Ola có thể nhận ra bạn ngay lập tức và mở khóa trong vài giây.
Farenheit 2451 – Dữ liệu Nanoform
Bảo toàn thông tin trong một thời gian dài không phải là điều đơn giản. Sách, ảnh hay phim chỉ có thể lưu giữ trong khoảng 2 thế kỷ, nhưng nếu giữ quá lâu thì chúng sẽ hỏng. Phương tiện lưu trữ kỹ thuật số như CD, USD và ổ cứng sẽ duy trì tình trạng tốt nhất (không xước, hỏng hoặc cũ) trong khoảng 30 năm. Còn Cloud thì vẫn là một ẩn số của lĩnh vực bảo mật.
Tấm kính nhỏ trong suốt này thực chất là thiết bị lưu trữ có vòng đời lên đến... hàng thiên niên kỷ.
Vậy làm thế nào để giữ thông tin an toàn và vẫn có thể đọc được sau hàng ngàn năm? Có lẽ sẽ bằng cách khắc thông tin vào đá saphia. Nanoforms giống như một sự kết hợp giữa tấm đá và vi phim. Thông tin của bạn sẽ được khắc vào đá saphia – chất liệu cứng thứ hai trên thế giới, có thể chịu được lửa, nước, axit và ăn mòn.
Để đọc thông tin được khắc trên đá, bạn đặt viên đá trong suốt này dưới các thiết bị phóng đại như kính hiển vi, máy chiếu hoặc kính lúp thường. Fahrenheit 2451 khẳng định các thiết bị Nanoform có tuổi thọ tới hàng thiên niên kỷ.
Adaptive Saber Parts – Kiếm ánh sáng tùy chỉnh
Từ khi xuất hiện trong phim “Chiến tranh giữa các vì sao”, thanh kiếm ánh sáng (lightsaber) đã khiến nhiều người ngày đêm khao khát được sở hữu. Vấn đề là, khác với các vũ khí khác trong khoa học giả tưởng, lightsaber thực chất không hề tồn tại. Chúng ta có laser, pháo xung điện, súng lửa, và các vũ khí khoa học viễn tưởng khác, nhưng công nghệ để làm lightsaber hiện vẫn chưa có. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta có một thứ tuyệt vời hơn nhiều: Adaptive Saber Parts.
Với Adaptive Saber Parts, hẳn bộ phim Star Wars sẽ sớm bước ra ngoài đời thật.
Về cơ bản, Adaptive Saber Parts là một hệ thống module có các bộ phận của một thanh gươm phát sáng thay thế cho nhau giúp bạn tạo ra một thanh "kiếm ánh sáng" của riêng mình. Creator Saber Forge cung cấp hơn 100 bộ phận kim loại khác nhau để người dùng thiết kế chiếc chuôi kiếm mà họ muốn. Các bộ phận đều có thể được lắp ráp dễ dàng nên bạn không cần phải hàn hay dùng tới kiến thức điện tử nào.
Lightcase Pro – Studio chụp ảnh thu nhỏ
Giờ đây chính bạn cũng có thể tạo nên những tấm ảnh chụp sản phẩm chuyên nghiệp nhất.
Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng ở eBay hay Craigslist, việc chụp sản phẩm với ánh sáng tốt nhất sẽ giúp có bạn lợi thế khi cạnh tranh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian và điều kiện để thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Giải pháp là gì? Đó chính là Lightcase Pro: một studio ảnh thu nhỏ cho phép người sử dụng chụp những bức ảnh sản phẩm chuyên nghiệp mà vẫn nhanh chóng và tiết kiệm chỉ với camera của điện thoại. Đây là phiên bản lớn hơn và có thể mang theo được của bản gốc trên Kickstarter năm 2014.
Lightcase và Lightcase Pro được làm từ chất liệu poly-propylene mờ. Chất liệu này có thể khuếch tán ánh sáng để tạo phản xạ tự do, chiếu sáng phông nền để chụp ảnh từ trên xuống hoặc chụp từ đằng trước. Mặt trên của Lightcase có một lỗ nhỏ để bạn đặt camera của điện thoại vào và một mặt hoàn toàn mở để bạn chụp bằng DSLR. Điều hay ho là toàn bộ thiết kế có thể được gấp gọn bằng kích cỡ một quyển sách.
MotoPogo – Xe một bánh tự thăng bằng
Hãy tưởng tượng có một vũ trụ khác, nơi mà các vật thể vô tri vô giác vừa có thể sinh sản lại vừa có thể lai tạo giống với những loài khác. Trong vũ trụ đó, một chiếc xe một bánh có thể kết hợp với một chiếc xe điện 2 bánh Segway tạo thành một loại phương tiện chưa từng có. Nếu lý thuyết này thành sự thật, kết quả của sự kết hợp đó chính là MotoPogo.
Mới ra mắt trên Kickstarter, sản phẩm có bề ngoài kỳ lạ này là một kết quả "lai tạo" giữa 2 thiết bị khác. Bạn thậm chí còn có thể tự làm một chiếc Punnett Square cho mình. Hãy đặt một chiếc xe đạp một bánh trên một trục và một chiếc xe segway trên trục còn lại, kết quả thu được khá giống với MotoPogo. Chỉ cần ngả người về trước hay sau, mô-tơ 60V/500W của MotoPogo sẽ giúp người dùng di chuyển về phía họ muốn với tốc độ 25 dặm/giờ. Tất nhiên, việc lái chiếc xe này có thể khiến bạn trông có vẻ lập dị hơn bạn nghĩ.
Tham khảo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?