Điểm số chứng minh RX480 là VGA cho game thực tế ảo đáng mua nhất

    Master Dùi,  

    Dựa trên yếu tố hiệu năng trên giá thành, đại diện của AMD được đánh giá rất cao.

    SteamVR benchmark được chia thành hai phân hạng chính: VR-Capable và VR-Ready. 6 là số điểm tối thiểu để đạt được nhãn VR-Ready, đồng nghĩa với việc khung hình luôn được đảm bảo ở mức trên 90 fps. RX 480 đạt tất cả các tiêu chuẩn trên với số điểm 6,8 và khi ép xung ở 1315 Mhz, số điểm đạt được là 7. RX 470 nghiễm nhiên được xếp vào hạng VR-Capable. Khi xem xét hiệu năng trên giá thành, nó thực sự là một món hời. Dưới đây là tổng hợp điểm SteamVR của một số card đồ hoạ hỗ trợ VR hiện nay:

    RX 480 đạt hiệu năng tương đương với R9 390. Không những thế, Sapphire còn khẳng định nếu bạn đang sở hữu R9 390 hay cao cấp hơn, nâng cấp lên RX 480 là không hề hợp lý. Điểm mạnh của card Polaris là khả năng tiết kiệm điện và chỉ số hiệu năng trên giá thành tốt. Thực tế cho thấy những con số trên của RX 480 thực sự giúp nó vô địch trong phân khúc của mình. Để mà nói thì RX 400 đang định hình một phân khúc cho riêng mình với giá thành cũng như hiệu năng lệch hẳn so với các đối thủ của mình.

    Trong khi đó, NVIDIA GTX 1070 có chỉ số hiệu năng trên giá thành cao chỉ sau RX 480 với điểm Steam VR lên đến 11. Nếu những đồn đại về GTX 1060 là chính xác, AMD sẽ gặp khó khăn để cạnh tranh khi giá thành của GTX 1060 sẽ ngang ngửa với RX 480. Tuy nhiên, với GTX 1060 còn là ẩn số, AMD vẫn có thể tận hưởng chút ngọt ngào ngắn ngủi này.

    Với giá bán lẻ ở mức 199 USD, mục tiêu của RX 480 là mang lại nhiều giá trị nhất có thể cho người tiêu dùng với mức giá bình dân. Điều này không những giúp AMD có thể cạnh tranh với GTX 1080 và GTX 1070 của NVIDIA trên những con số về hiệu năng so với giá thành (p/p) mà còn có thể giúp AMD tăng thị phần ở những khu vực NVIDIA chưa chạm tới. Tuy nhiên sự thật này có thể được thay đổi nếu GTX 1060 được bán ra ở mức giá cạnh tranh trực tiếp với RX 480. Đây là một thị trường vô cùng tiềm năng khi rất nhiều người dùng đã chi một khoản không nhỏ để sở hữu kính thực tế ảo như Oculus Rift hay HTC Vive và chưa sẵn sàng để chi thêm một khoản lớn nữa cho GPU.

    Chiến thuật của AMD tỏ ra hiệu quả khi người dùng đã chi đến 599 USD đến 799 USD hay nhiều hơn và muốn tiết kiệm chi phí tối đa để trải nghiệm thực tế ảo. Một chiếc GTX 970 mới có thể được mua với giá $309 trên Amazon trong khi RX 480 rẻ hơn hẳn $100 với hiệu năng tương đương thậm chí còn cao hơn. Ngoài ra RX 480 còn được cấp chứng nhận hỗ trợ VR của HTC Vive và Oculus Rift cũng như công nghệ tính toán bất đồng bộ của DirectX 12. RX 480 sẽ được bán ra trong vài giờ nữa và dưới đây là điểm SteamVR benchmark:

    Điểm SteamVR ở xung nhịp gốc (Nguồn: videocardZ)
    Điểm SteamVR ở xung nhịp gốc (Nguồn: videocardZ)
     Điểm SteamVR khi ép xung của RX 480 (Nguồn: videocardZ)​

    Điểm SteamVR khi ép xung của RX 480 (Nguồn: videocardZ)​

    Tham khảo Wccftech

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ