Điện tâm đồ là gì? Tại sao Apple lại đưa nó lên chiếc Apple Watch mới của mình? Nó hơn gì công nghệ cũ?

    Dink,  

    Điểm đặc biệt của chiếc smartwatch được Apple gọi là "thiên thần hộ mệnh cho sức khỏe người dùng".

    Điện tâm đồ chính là một trong những điểm nhấn của chiếc Apple Watch, thiết bị được quảng bá là sản phẩm đại trà đầu tiên trên thị trường có khả năng đo điện tâm đồ để đưa ra chẩn đoán sơ bộ, cũng như cung cấp cho bác sĩ một bản đo đạc chính xác nhằm xác định bệnh lý. Vậy điện tâm đồ chính xác là gì?

    Điện tâm đồ là gì? Tại sao Apple lại đưa nó lên chiếc Apple Watch mới của mình? Nó hơn gì công nghệ cũ? - Ảnh 1.

    Nó là đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện tạo ra bởi tim của ta. Những dòng điện cực kì nhỏ, chỉ khoảng 1/1000 volt nhưng máy ghi siêu nhạy có thể phát hiện ra nó thông qua các cực điện đặn trên tay, chân hay ngực của ta. Trên chiếc Apple Watch mới, khi bạn đặt tay lên núm cạnh bên (được Apple gọi là nút crown), bạn có thể thấy được điện tâm đồ của mình.

    Từ biểu đồ này, người ta có thể phát hiện ra những bệnh liên quan tới tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim, v.v…

    Bạn nghi ngờ về khả năng y học của một thiết bị nhỏ xíu đeo trên tay? Bạn đừng lo, bởi sản phẩm Apple Watch đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận. Bạn có thể yên tâm dựa vào điện tâm đồ Apple Watch cung cấp để có những chẩn đoán về quả tim mình.

    Có gì cải tiến so với đời Apple Watch trước?

    Apple Watch cũ đo NHỊP TIM. Appe Watch mới đo ĐIỆN TÂM ĐỒ. Hai khái niệm khác biệt chỉ ra hai thứ khác nhau, hai công nghệ khác nhau của hai chiếc smartwatch.

    Điện tâm đồ là gì? Tại sao Apple lại đưa nó lên chiếc Apple Watch mới của mình? Nó hơn gì công nghệ cũ? - Ảnh 2.

    Cách thức cũ là tích đồ PPG - photothysmography, dùng ánh sáng để đo thể tích của cơ quan trong cơ thể. Nhìn vào nhịp đập của mạch máu, thiết bị có thể tìm ra nhịp đập của tim.

    Cách thức mới là ECG - electrocardiography, điện tâm đồ, đo hoạt động của tim qua cách tín hiệu điện phát ra từ chính quả tim. ECG có thể đo nhịp tim chính xác  hơn, hơn hẳn PPG chỉ cho kết quả chính xác ở mức trung bình.

    Thời gian để ECG ra kết quả nhanh hơn hẳn PPG. Lý do đây: cảm biến PPG cần đo nhiều loại ánh sáng để loại bỏ những ánh sáng thừa, ECG có thể ra kết quả gần như ngay lập tức.

    Tín hiệu lấy được từ ECG nhiều hơn, từ đó kết quả cuối cùng sẽ chứa nhiều thông tin hơn, tạo ra một điện tâm đồ chi tiết, dễ dàng cho việc chẩn đoán bệnh lý.

    Để dễ hiểu hơn thì tất cả các phương pháp đo nhịp tim sử dụng trong y tế hay máy tập chạy đều dùng ECG bởi nó có độ chính xác rất cao, ít nhiễu tạp.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày