National Weather Service vừa phát triển một hệ thống mới giúp gửi những cảnh báo thời tiết trực tiếp tới smartphone của người dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Hãy thử tưởng tượng bạn đang lái xe trên đường cao tốc, và bầu trời bắt đầu tối xầm lại. Bất chấp tất cả, bạn cứ lao xe đi mặc kệ cho những giọt mưa nặng hạt đang rơi lốp bốp vào kính chắn gió từ lúc nào.
Trong thời khắc đen tối đó, một tin nhắn được gửi tới smartphone của bạn từ hệ thống cảnh báo thời tiết khẩn cấp (WEA) thông báo rằng một cơn lốc xoáy dữ dội đang tiến gần đến bạn. Lúc đó bạn sẽ làm gì? Lái xe tránh xa khỏi cơn lốc hay tiếp tục “liều mạng” đâm đầu vào cơn lốc xoáy khổng lồ? Nếu bạn chọn phương án thứ 2 thì viễn cảnh về một tai nạn thảm khốc hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Do đó, tin nhắn cảnh báo nguy hiểm đã trở thành “ân nhân cứu nguy” của bạn.
Hiện tại, hệ thống cảnh báo thời tiết khẩn cấp (WEA) của National Weather Service đang được triển khai dưới sự trợ giúp của một đơn vị tin cậy là Cơ quan quản lý cứu trợ khẩn cấp liên bang (EFMA). Những người đang ở khu vực điều kiện thời tiết xấu sẽ được gửi các tin nhắn cảnh báo để đề phòng và di chuyển đến những khu vực an toàn hơn. Dịch vụ cảnh báo thời tiết này được cung cấp miễn phí trên toàn nước Mỹ. Bất kì điện thoại nào được cài đặt dịch vụ đều sẽ nhận được tin nhắn cảnh báo từ National Weather Service ngay khi các dấu hiệu thời tiết xấu xuất hiện. Trong đó, WEA có thể phát hiện được lốc xoáy, bão, lũ lụt và cả những trận bão tuyết.
Các nhà cung cấp mạng không dây ở Mỹ như AT&T, Verizon Wireless, Sprint Nextel và T-Mobile đều cho phép hỗ trợ dịch vụ tiện ích này. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chương trình cảnh báo bằng tin nhắn vẫn còn hạn chế đối với một vài dòng smartphone. Trong đó, hầu hết các điện thoại Android và Windows Phone đều hoạt động trơn tru thì các thiết bị iOS sẽ phải chờ đếm mùa thu năm nay mới có thể sử dụng được. Mặt khác, những người không thích bị làm phiền bởi các tin nhắn cảnh báo hoàn toàn có thể từ chối sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ cảnh báo thời tiết xấu sẽ được ứng dụng rộng rãi tại Mỹ.
Tham khảo: DigitalTrends