Cũng giống như Optimus G, Optimus G Pro gây chú ý lớn bằng cấu hình ấn tượng, được liệt vào hàng những chiếc điện thoại mạnh nhất thế giới.
Phụ kiện kèm theo máy bao gồm: Sách hướng dẫn sử dụng, cáp kết nối, tai nghe...
Củ sạc, dock máy và pin phụ.
Optimus G Pro sử dụng màn hình cảm ứng IPS kích thước 5,5 inch cho độ phân giải Full HD. Thiết kế của máy khá to nhưng thon gọn và dài cộng với việc viền màn hình của máy khá mỏng nên tạo nhiều thuận tiện cho việc cầm nắm. Không được "vuông vức" như "vóc dáng" của Optimus G, Optimus G Pro cho nhiều nét mềm mại trong thiết kế hơn nhờ các cạnh được bo tròn cũng như không nữ tính quá. Có một điểm dễ nhận thấy trên Optimus G Pro là trọng lượng của máy khá nhẹ. Mới đầu khi cầm máy, tôi những tưởng máy chưa được lắp pin vì trọng lượng rất nhẹ. Cá nhân tôi vẫn thích cầm những chiếc điện thoại có trọng lượng đằm tay một chút bởi chúng thường đem lại cảm giác chắc chắn hơn.
Phía trên màn hình là camera trước độ phân giải 2 megapixel cùng loa thoại.
Trong khi đó, phía dưới màn hình là nút Home vật lý. Với hình dáng dài và dẹt, nút home của Optimus G khiến tôi liên tưởng đến nút home trên Galaxy S III hay Galaxy Note II. Dù chắc chắc và có hành trình phím sâu nhưng nút Home cho khiến tôi hơi gượng ở những lần bấm đầu.
Mặt sau của máy được cấu thành từ chất liệu nhựa bóng caro khá trơn và in dấu vân tay.
Camera sau của Optimus G Pro có độ phân giải 13 megapixel và được bố trí hơi lồi lên. Hai bên của camera này là loa ngoài cùng đèn trợ sáng.
Phía dưới lưng máy là logo LG.
Cạnh phải của máy là nút Memo cùng phím chỉnh âm lượng.
Cạnh phải của máy là nơi bố tri nút nguồn.
Cạnh trên của máy là cổng cắm tai nghe 3,5 mm, cổng hồng ngoại (dùng để điều khiển TV hay các thiết bị điện tử) và lỗ microphone phụ chống ồn.
Cạnh dưới của máy là cổng kết nối microUSB cùng với lỗ microphone.
Không giống như Optimus G, Optimus G Pro có thể mở được nắp sau để thay pin, lắp SIM và thẻ nhớ. Thời lượng pin là một trong những điểm tôi ưng ý nhất về cấu hình của chiếc điện thoại này với dung lượng lên đến 3.140 mAh.
Optimus G Pro sử dụng micro SIM và hỗ trợ mở rộng dung lượng thông qua khe cắm thẻ nhớ micro SD lên đến 32 GB. Ngoài ra, bộ nhớ trong của máy cũng khá là "khủng" với dung lượng 32 GB.
Optimus G Pro có giao diện khởi động khá ấn tượng với nút Home nhiều màu. Với độ phân giải cao, màn hình của Optimus G Pro cho chất lượng hiển thị rất sắc nét và tươi sáng. Các game màu nóng và lạnh hiển thị vừa phải không quá nhức mắt khi nhìn lâu. Về tổng thể, tuy không thực sự xuất sắc về mảng nào nhưng với sự tổng hòa của nhiều yếu tố màn hình của Optimus G Pro đủ sức làm hài lòng bất cứ người dùng nào dù là khó tính đi chăng nữa.
Sở hữu cấu hình mạnh mẽ, Optimus G Pro cho hiệu năng hoạt động ấn tượng. Các thao tác được thực hiện rất mượt mà dù là vuốt trang ứng dụng hay lướt web. Dù chưa có nhiều thời gian để kiểm chứng sức mạnh rõ hơn của Optimus G nhưng với những gì đã nhận thấy nhưng tôi vẫn tin rằng smartphone này sẽ không ngán bất cứ game 3D nào hiện nay trên nền tảng Android.
Trong máy có cài đặt rất nhiều ứng dụng mà người dùng Việt Nam chẳng cần tới.
Giao diện camera của Optimus G Pro, camera của máy có chức năng tự động lấy nét khá tiện dụng với người dùng.
Optimus G Pro hoạt động trên nền hệ điều hành Android 4.1.2 ngay từ khi xuất xưởng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?