Trong khi công nghệ luôn thay đổi hàng ngày thì sự tiên phong, đổi mới luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, không phải cứ đổi mới là có thể thành công vì những thiết bị này còn phải thực sự trở nên tiện lợi và hữu dụng nữa.
Đã hơn 30 năm kể từ khi chiếc điện thoại đầu tiên ra đời, thế giới đã liên tiếp đón nhận thành công của rất nhiều thế hệ điện thoại. Mới đây là HTC One M8 của HTC hay iPhone của Apple và Galaxy S5 của Samsung. Đây được xem là những smartphone đã đạt tới độ hoàn hảo sau những đổi mới và đột phá nhất định trong công nghệ. Ngoài cấu hình khủng thì thiết kế bắt mắt và tiện dụng cũng là nhân tố chính góp phần trong sự thành công đó. Tất nhiên, có kẻ thắng ắt phải có người thua, sau đây chúng ta sẽ cùng điểm mặt lại top 16 điện thoại có thiết kế thất bại nhất mọi thời đại.
Nokia N-Gage (2003)
Nói theo nhiều cách, Nokia đã thực sự đi trước thời đại khi ra mắt N-Gage vào năm 2003. Mục đích ra đời của chiếc điện thoại này khá kỳ quặc khi Nokia nói rằng nó sẽ thu hút game thủ từ của Nintendo Game Boy Advance. Câu hỏi rất nhiều người đặt ra là tại sao một nhà sản xuất điện thoại đột nhiên quyết định muốn cạnh tranh với các nhà sản xuất game cầm tay? Ngay sau đó, câu trả lời đã khá rõ ràng, khi N-Gate không nhận được thành công như mong đợi bởi vì các nút trên điện thoại được thiết kế quá xấu và cũng không trực quan để chơi game. Ngay cả khi nó được sử dụng như một chiếc điện thoại đó, người dùng đã cho rằng thiết kế của N-Gate khá vụng về và cồng kềnh. Dẫu sao, chiếc điện thoại của Nokia cũng đã được ngưng phát hành trong năm 2010.
Nokia 7600 (2003)
Lại thêm một thiết bị từ Nokia bị cho là thất bại. Trước đó, 7600 được thiết kế nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thời trang và công nghệ. Ngoài ra, bàn phím 7600 còn được xếp độc đáo dọc theo 4 viền màn hình mang lại cảm giác khá lạ mắt. Tuy nhiên, thiết kế này lại mang tới sự khó chịu cho người dùng khi nó khá thô và nặng.
Siemens Xelibri 6 (2003)
Năm 2003 cũng là thời điểm Siemens tung ra dòng điện thoại khá độc đáo mang tên Siemens Xelibri. Ngay sau khi ra mắt, Siemen đã nhận rất nhiều thất bại vì những thiết bị này. Trong đó, ý tưởng kết hợp một chiếc điện thoại với thiết kế của hộp phấn trang điểm gần gũi với phái đẹp mang tên Xelibri 6 được đánh giá là thảm hại nhất. Đây là mình chứng rõ rệt nhất cho việc đột phá luôn cần đi đôi với thực tiễn.
Nokia 7280 (2004)
Sau N-Gate và 7600, Nokia 7280 thực sự là một sản phẩm thực sự mới mẻ và sáng tạo. Nhưng có một lý do khiến chiếc điện thoại này nhận trái đắng đó là thay vì sử dụng bàn phím thường thì 7280 sử dụng chức năng quay số "Navi-Spinner". Ban đầu, nó được đón nhận khá nhiều đối với người dùng ưa thích thời trang, tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người ta tỏ ra ngán ngẩm và tẻ nhạt với khả năng nhắn tin hoặc nghe gọi của nó. Đáng buồn thay, 7280 được đánh giá khá cao về thiết kế nhưng sau đó, chính điểm mạnh này đã giết chết đứa con của Nokia.
Nokia 7380 (2005)
Nokia dường như vẫn mơ mộng sau cái chết yểu của 7280, họ tiếp tục tung ra 7380, là một thiết bị trong dòng Nokia’s L’Amour với thiết kế cỡ thỏi son quen thuộc. Những điểm yếu của 7280 trước đó dường như không được Nokia quan tâm. 7380 vẫn được ra đời khi không có có bàn phím truyền thống khiến trải nghiệm nhắn tin hay gọi điện của người dùng trở nên vô cùng khó khăn.
Motorola Rokr E1 (2005)
Ngoài những cái tên trên, Rokr E1 cũng là một sáng tạo vì đây là chiếc điện thoại đầu tiên nhảy vào cuộc chơi với một máy nghe nhạc iTunes. Nhưng thất bại của nó lại nằm ở việc, bộ nhớ của Rokr E1 chỉ cho phép bạn lưu trữ tối đa là 100 bài hát. Ngoài việc được phát hành vào năm 2005, nó có kích cỡ tương đương iPod Nano, nhưng lại khá xấu xí. Cuối cùng chiếc điện thoại này đã được thay thế bằng E2 mà thiếu sự hỗ trợ iTunes, rất có thể vì căng thẳng gia tăng giữa Apple và Motorola.
Serene (2005)
Được là sự kết hợp giữa Bang and Olufsen và Samsung, trong đó, Serene mang trên mình hơi hướng thiết kế kiểu vỏ sò cách điệu và có phần nào đó giống với Siemens Xelibri 6. Nói chung, Serene không hẳn là một thiết kế thất bại nhưng hình dáng và tính năng của nó lại không phù hợp với hình ảnh một chiếc điện thoại. Ngoài ra, các tính năng và thiết bị như bàn phím, camera, bộ nhớ của máy cũng đều không được đánh giá cao vì gây ra nhiều bất tiện cho người dùng.
Samsung Z130 (2006)
Dường như Samsung vẫn chưa rút ra được bài học từ sau thất bại của Serene khi ra mắt Z130. Mục đích thiết kế có màn hình xoay của Samsung là để lộ camera trước đồng thời cho phép người dùng được sử dụng màn hình rộng theo chiều ngang khi gọi điện video. Nhưng Z130 lại bị đánh giá là sở hữu một thiết kế khá “hàng mã” khi màn hình của nó không cho thấy sự chắc chắc cũng như tiện lợi.
F88 Wrist (2006)
Theo trực quan, F88 Wrist chính là một chiếc điện thoại đeo tay. Đây là sáng tạo từ một hãng sản xuất đến từ Trung Quốc có tên CEC. F88 thực sự nổi bật với camera 180 độ rất độc đáo. Tuy nhiên, người ta không mấy mặn mà với loại điện thoại này trong khi thiết bị cầm tay vẫn là thiết kế số một. Dù sao, đây có thể được coi là ý tưởng đầu tiên cho những chiếc smartwatch trên thị trường di động hiện nay.
Virgin Lobster 700 (2006)
Virgin Lobster 700 xứng đáng được xếp vào hàng những chiếc điện thoại sở hữu kiểu dáng kỳ quặc nhất thế giới. Ra mắt từ năm 2006, nó được đánh giá rất cao về mặt kỹ thuật với camera sau và hỗ trợ truyền hình di động tuy nhiên, thiết kế của nó thì lại dở tệ. Chiếc điện thoại này khiến người ta liên tưởng nhiều hơn đến bộ đàm không dây thời bấy giờ.
Serenata (2007)
Sau Serena, Samsung và Bang & Olufsen tiếp tục sáng tạo ra phiên bản mới Serenata ra đời năm 2007, có giá 2000 USD. Điện thoại có bộ nhớ lên đến 4GB, kết nối Wifi và 3G, màn hình hiển thị 256.000 màu, USB 2.0 và Bluetooth... Tuy nhiên, khả năng dùng vòng trượt trên Serenate cũng không được hưởng ứng và thậm chí còn bị đánh giá là gây khó chịu cho người dùng.
Toshiba G450 (2008)
Chiếc G450 của Toshiba kích thước và thiết kế khá giống với một chiếc điều khiên từ xa nhưng tỉ lệ màn hình lại không cân xứng. Ngoài khả năng nghe gọi thì các tính năng thông thường trên điện thoại lại không được thể hiện trên G450.
Motorola Flipout (2010)
Motorola Flipout được thiết kế lấy cảm hứng từ các loại hộp cứng. Ngoài dáng vẻ tệ hại bên ngoài, người dùng cũng phải xoay và lật để sử dụng bàn phím QWERTY của nó. Tuy nhiên, đây là một chiếc smartphone chính hiệu và người dùng có thể cài đặt để chơi các trò chơi như Angry Birds một cách thoải mái.
Kyocera/Sprint Echo (2011)
Được khẳng định là chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị hai màn hình cảm ứng. Nhưng ý tưởng độc đáo của Kyocera/Sprint Echo đã sớm bị vùi dập khi người dùng cho rằng việc màn bị chia cắt khiến họ không thoải mái. Ngoài ra việc chơi game, đọc chuyện hay nhắn tin cũng rất khó chịu khi bạn liên tục phải đảo mắt qua hai màn hình.
Æ Y (2011)
AESir AE Y có giá bán lên đến 10.000 USD, trong khi tính năng của nó chỉ là nghe, gọi, nhắn tin hoặc báo thức. Đó là chưa kể đến loại bàn phím có thiết kế kiểu mắt xích không giống ai của chiếc điện thoại siêu sang này.
Elfoid (2011)
Elfoid được mệnh danh là chiếc điện thoại “cổ quái” nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, rất may là sản phẩm này chỉ tồn tại dưới dạng concept và chưa từng được bán ra thị trường. Mục đích của nhà sản xuất thì đã thấy rõ, hãng muốn cho ra mắt một sản phẩm thân thiện với con người.
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương