Diện tích bằng 0,7% Việt Nam nhưng đây lại là quốc gia đi đầu trên thế giới về khai khoáng ngoài không gian

    Ntt13789,  

    Quốc gia nhỏ bé chỉ đứng sau Mỹ về công nghiệp khai thác thiên thạch.

    Chưa từng có một thiên thạch nào ở trên quỹ đạo được khai thác. Ngay cả những công ty khai khoáng tham vọng nhất cũng cho rằng phải đến năm 2020 công việc này mới có thể thực hiện được, nhưng phần thưởng có thể sẽ tương xứng với nỗ lực. Người ta tin rằng có thể tạo hàng tỷ đô la nhờ vào việc khai thác các kim loại quý nằm gần quỹ đạo của Trái đất. Và nước có thể được sử dụng như một loại nhiên liệu trong việc thăm dò sâu không gian.

    Luxembourg, chỉ là một quốc gia nhỏ trên bản đồ châu Âu, có diện tích 2.586 km2, chưa từng đưa người hay phóng tàu vũ trụ vào không gian, và tưởng như không thể trở thành một ứng viên trong cuộc đua khai thác kim loại ngoài không gian. Thế nhưng, một đất nước với dân số ít hơn nửa triệu người lại chỉ đứng sau Hoa Kỳ – được xem như quốc gia đứng đầu trên thế giới trong ngành công nghiệp khai thác thiên thạch – mặc dù ngành này chưa đem lại những kết quả thực tế.

    Luxembourg được xem là ngân hàng tương lai của thế giới trong lĩnh vực khai khoáng ngoài không gian.

    Quặng sắt được phát hiện ở Luxembourg vào cuối những năm 1800, đến những năm 1900, ngành công nghiệp thép ở đây đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu nền kinh tế đất nước. Cuộc khủng hoảng dầu năm 1973 đã đẩy thương mại thép vào suy thoái. “Chúng tôi nhận ra thép không phải là mãi mãi, vì vậy chúng tôi quyết định làm những thứ khác”, Thủ tướng Xavier Bettel nói trong một bài phát biểu vào tháng 5 vừa qua.

    Kể từ cuộc khủng hoảng thép, Luxembourg đã hướng đến phát triển đa dạng hoá để đảm bảo rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác cũng không thể cản trở sự phát triển của quốc gia, định hướng này đã giữ cho GDP của họ cao nhất trên thế giới. Trong tháng 11, Luxembourg đã thông qua đạo luật cho phép các công ty tư nhân có trụ sở tại đây có thể giữ lại bất cứ nguồn tài nguyên nào mà họ thu được ngoài không gian.

    Nó giống như việc chúng tôi quay lại với nguồn gốc ban đầu và đang cố gắng phát triển công nghiệp khai khoáng một lần nữa, có thể lần này sẽ xa hơn một chút, khai khoáng ngoài không gian”, Bettel nói.

    Mặc dù không có chương trình không gian quốc gia, đất nước này đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong không gian và các ngành công nghiệp truyền thông địa lý. Năm 1985, công ty tư nhân điều hành vệ tinh SES được thành lập ở đây. Một năm sau, họ xây dựng trụ sở tại Château de Betzdorf, nơi ở chính thức của Đại công tước Luxembourg.

    Luxembourg rất quan tâm đến việc đa dạng hoá nền kinh tế”, Patrick Biewer, CEO của LuxGovSat, một đối tác công – tư được hình thành giữa SES và chính phủ.

    Biewer là một người gốc Luxembourg và đã làm việc tại SES trong hơn 23 năm. Trong thời gian đó, công ty đã phát triển trở thành một trong những nhà khai thác vệ tinh lớn nhất trên thế giới: họ sở hữu và vận hành hơn 50 vệ tinh ngoài quỹ đạo có thể tiếp cận đến 99% dân số thế giới.

    Vệ tinh là một chìa khoá quan trọng, nó yêu cầu năng lực công nghệ cao mà bạn có thể tìm thấy ở Luxembourg”, Biewer nói. “Không chỉ có mình SES... chúng tôi có rất nhiều công ty khác làm việc trong lĩnh vực không gian hiện nay”.

     Vệ tinh Arkyd 6

    Vệ tinh Arkyd 6

    Vào tháng 2 năm 2016, Luxembourg công bố rằng họ sẽ phát triển một khung pháp lý phục vụ cho thương mại về tài nguyên không gian trong tương lai. Kể từ đó, chính phủ đã mở một quỹ trị giá hơn 200 tỷ USD để đầu tư vào các công ty khai thác thiên thạch.

    Planetary Resources là một trong số đó. Trong tháng 11, công ty khai thác thiên thạch có trụ sở tại Redmond, Washington DC đã được đầu tư hơn 26 triệu USD từ Luxemburg để triển khai các công nghệ tiên tiến của họ ở trong biên giới của Luxembourg.

    Hơn bất cứ nơi nào trên Trái đất, Luxembourg chính là tương lai phát triển của thương mại không gian”, CEO Chris Lewicki. “Họ đã có nhiều hành động, bao gồm cả việc thiết lập chính sách không gian, giúp tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp như chúng tôi hoạt động”.

    Với sự giúp đỡ từ các khoản đầu tư, Planetary Resources đã có kế hoạch triển khai vệ tinh Arkyd 6 vào năm 2017, nó sẽ giúp thử nghiệm công nghệ của họ và có khả năng phát hiện nước trên các thiên thạch, theo Lewicki. Sau đó, công ty sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ khai khoáng vào năm 2020.

    Ngoài các thách thức về công nghệ, còn có những câu hỏi về đạo đức và pháp lý cần được trả lời trước khi những nguyên liệu này được trích xuất và thu thập bởi các công ty tư nhân. Mặc dù vậy, thương mại khai khoáng ngoài không gian và khám phá sâu không gian đang dần trở thành hiện thực.

    Luật mới của Luxembourg cho phép tư nhân sở hữu tài nguyên không gian sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2017, trong khoảng thời gian này Planetary Resources và Deep Space Resources cũng lên kế hoạch thử nghiệm công nghệ khai thác thiên thạch của họ.

    Đây không phải là thứ gì sẽ diễn ra sau 50 năm nữa, nó đang diễn ra ngay lúc này”, Lewicki nói.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày