Trong khi các chuyên gia và công ty lớn vẫn còn đang tranh luận về ngữ nghĩa, mô hình kinh tế và khả năng của điện toán đám mây, các startup khởi nghiệp vẫn đang đổi mới và triển khai công việc trên đám mây với tốc độ chóng mặt và chi phí hết sức "khiêm tốn".
Điều này đặt ra câu hỏi, "liệu các tổ chức lớn có thể theo kịp tốc độ thay đổi và phát triển mà chúng ta đang thấy từ các startup hay không?
Bài học từ start up
Không giống như các công ty lớn đã có lịch sử hình thành từ lâu, các công ty mới thành lập không có thời gian hoặc tiền bạc để tranh luận về giá trị của điện toán đám mây. Trên thực tế, một startup sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính nếu họ chọn xây dựng Data Center của riêng mình, trừ khi đó là nguồn lực cốt lõi của họ.
Lấy ví dụ một startup công nghệ phân phối trực tuyến phiếu giảm giá kỹ thuật số từ nhiều nhà cung cấp và tự động mua lại các phiếu giảm giá này trong thời gian thực tại điểm bán khi khách hàng mua sắm. Để cung cấp dịch vụ này, startup cần có cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng, độ tin cậy và an toàn cao ở nhiều địa điểm trên toàn quốc hay thậm chí trên toàn cầu. Số vốn cần thiết để tự xây dựng các Data Center và thuê nhân viên quản lý gấp ít nhất mười lần số tiền cần thiết để triển khai mô hình 100% trên nền tảng đám mây.
Vậy còn những công ty phát hành coupon giấy, liệu họ có thể dễ dàng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực cung ứng phiếu giảm giá kỹ thuật số hay không? Các công ty đã rất thành công này thường bị sa lầy vào các hệ thống cũ và đã đầu tư rất nhiều vào các trung tâm dữ liệu "on premise" - Tại chỗ đến mức họ không thể chuyển dịch đủ nhanh và xây dựng các giải pháp kỹ thuật số mới đủ rẻ để cạnh tranh với một số ít các startup đang chạy đua để tìm kiếm tất cả các nhà bán lẻ đăng ký cho dịch vụ của họ.
Hướng đi nào cho doanh nghiệp?
Rào cản lớn nhất mà một doanh nghiệp truyền thống gặp phải nằm ở hai yếu tố: quá nhiều tài sản cố định phải duy trì và thói quen làm việc trên các hệ thống đó (hay văn hóa doanh nghiệp). Nhiều doanh nghiệp muốn những lợi ích của đám mây mà không phải từ bỏ quyền kiểm soát mà họ đã từng có. Điều này dẫn đến tâm lý muốn xây dựng các đám mây riêng trong trung tâm dữ liệu của họ.
Với các đám mây riêng, doanh nghiệp sẽ từ bỏ nhiều lợi ích của điện toán đám mây để đổi lấy quyền kiểm soát. Các đám mây lai (Hybrid) là sự kết hợp lý tưởng nhất giữa cả hai môi trường công cộng và riêng tư. Tuy nhiên những phức tạp trong quản lý có thể khiến chi phí vượt ngoài khả năng. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp đang tận dụng triệt để lợi thế từ các đám mây công cộng và các nhà cung cấp đám mây công cộng cho hầu hết mọi thứ. Có một vài trường hợp ngoại lệ do nhu cầu của khách hàng, một số dữ liệu nhất định sẽ được lưu giữ tại trang web của khách hàng hoặc trong một đám mây riêng tư, nhưng đó là ngoại lệ không phải là chuẩn mực.
Để tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho mô hình doanh nghiệp của mình, cân nhắc những giải pháp từ các bên cung cấp chuyên môn có lẽ là một sự lựa chọn khôn ngoan. Kinh nghiệm triển khai thực tế, hiểu biết công nghệ sâu rộng là những yếu tố giúp họ có thể nhìn ra được cốt lõi của vấn đề và đưa ra những cố vấn chuyên sâu.
BizFly Cloud là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. BizFly Cloud hiện là nhà cung cấp hạ tầng đám mây cho nhiều đơn vị uy tín như Kênh 14, Topica, VTV, GenK, Adayroi…Với kinh nghiệm phục vụ nhiều đơn vị trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng đội ngũ kỹ thuật viên trình độ tốt, giàu kinh nghiệm, BizFly Cloud có thể hỗ trợ tư vấn mô hình tối ưu nhất cho doanh nghiệp khi triển khai dịch vụ trên hệ thống BizFly Cloud.
Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại:
Website:https://cloud.bizfly.vn/cloud-server/
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín