Điều chế virus kháng sinh chống vi khuẩn "nhờn thuốc" từ sữa mẹ

    Nova,  

    Đội ngũ nghiên cứu lý giải rằng họ đã phát hiện protein lactoferrin có trong sữa mẹ - vốn được biết đến như khả năng tăng cường miễn dịch ở trẻ em - có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, virus hay các mầm bệnh khác.

    Sữa mẹ là thứ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ và các nhà khoa học đã phát hiện ra nó còn có một công dụng lớn hơn thế rất nhiều: điều chế thuốc tiêu diệt các loại vi khuẩn kháng kháng sinh. Cụ thể, một loại protein có trong sữa đã được sử dụng như 1 virus tiêu diệt các loại vi khuẩn kháng thuốc.

    Các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh và Đại học tổng hợp London chính là tác giả của công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt này. Dạng virus nhân tạo được các nhà khoa học tạo ra có thể ngay lập tức đục thủng màng tế bào của những vi khuẩn nhờn thuốc và tiêu diệt chúng ngay từ bên trong, điều này khiến cho các vi khuẩn không thể sử dụng bất kỳ phương án phản kháng nào. Bên cạnh đó, virus này cũng đem đến những tiềm năng rất lớn cho các liệu pháp gen đối với tế bào con người.

    Đội ngũ nghiên cứu lý giải rằng họ đã phát hiện protein lactoferrin có trong sữa mẹ - vốn được biết đến như khả năng tăng cường miễn dịch ở trẻ em - có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, virus hay các mầm bệnh khác. Hầu hết các đặc tính kháng khuẩn của lactoferrin là nhờ vào một mảnh nhỏ của các axit amin, những chuyên gia nghiên cứu đã nhận ra rằng để có một khả năng mạnh mẽ như vậy, các mảnh axit amin này phải có khả năng ghép nhóm thành chuỗi với nhau rồi tập trung vào các mầm bệnh, và sau đó tiêu diệt chúng bằng cách đục thủng màng tế bào của chúng.

    Để tạo nên một loại "vũ khí" mới, các nhà khoa học đã thiết kế lại sự sắp xếp của các mảnh axit amin có trong lactoferrin - từ dạng chuỗi thành dạng khối. Sau đó, họ đưa khối axit amin này vào bên trong một lớp màng để nó biến thành một con virus hoàn chỉnh. Con virus này được bắn vào mô tế bào nhân tạo chứa một số vi khuẩn đã được hoạt hóa sang dnagj nhờn thuốc, kết quả là toàn bộ số vi khuẩn bị tiêu diệt rất nhanh chóng và mẫu tế bào thí nghiệm không hề bị tổn hại. Đây có thể coi là một bước đột phá nữa trong thời gian gần đây của các nhà khoa học đối với cuộc chiến chống lại các loại vi khuẩn nhờn thuốc.

    Lý giải cho việc vì sao lại thiết kế virus nhân tạo thay vì một loại dược phẩm cụ thể, tiến sỹ Hasan Alkassem - tác giả của nghiên cứu - cho biết virus này có thể tạo ra một "bản hướng dẫn phòng vệ" cho tế bào con người sau khi xâm nhập vào cơ thể bên cạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Điều này có nghĩa là tế bào của chúng ta sẽ tự biết cách phòng vệ khi gặp phải những vi khuẩn tương tự - "nó giống như một loại vaccine vậy, nhưng khác ở một chỗ là nó xuất phát từ một loại protein rất tốt", tiến sỹ Hasan Alkassem khẳng định. Ngoài ra, loại virus này cũng có thể tạo ra những thay đổi trong hệ thống gen để điều trị những bệnh liên quán đến đột biến gen mà các liệu pháp gen hiện nay vẫn đang gặp khó.

    Thực tế, không ít nghiên cứu khoa học cũng muốn thực hiện ý tưởng như vậy nhưng hầu hết các sản phẩm sau cùng lại không phân biệt được đâu là tế bào con người, đâu là vi khuẩn. Nghiên cứu mới này đã gỡ bỏ được "nút thắt khó chịu" của các nhà khoa học và mở ra một tương lai mới của ngành y tế.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ