Điều gì giúp iPhone 'vượt mặt' Android trong cuộc chiến thị phần smartphone?
Mới đây, Apple đã chính thức vượt qua những nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android để trở thành đơn vị chiếm hơn một nửa số lượng smartphone được sử dụng tại Mỹ.
Mới đây, Apple đã chính thức vượt qua những nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android để trở thành đơn vị chiếm hơn một nửa số lượng smartphone được sử dụng tại Mỹ.
Theo dữ liệu từ Counterpoint Research, cột mốc 50% - cao nhất từ khi iPhone ra đời năm 2007 - được thiết lập trong quý II. Thị phần còn lại thuộc về Android của Google, hệ điều hành đang cài trên khoảng 150 thiết bị khác nhau, dẫn đầu là Samsung và Lenovo.
Giám đốc nghiên cứu Jeff Fieldhack so sánh các hệ điều hành như các tôn giáo, không bao giờ thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, trong 4 năm qua, đã có sự luân chuyển nhất quán từ Android sang iOS. Ông dự đoán cột mốc sẽ lặp lại tại các thị trường khác trên toàn cầu.
Theo Financial Times, lượng thiết bị đang hoạt động là tiêu chí đánh giá tốt hơn so với lượng thiết bị xuất xưởng vốn luôn biến động vào mỗi quý. Nó bao gồm cả hàng triệu người dùng gia nhập hệ sinh thái Apple bằng cách mua các máy đã qua sử dụng, lẫn những người mua iPhone mới.
"Thị phần của Apple sẽ không tăng mạnh 10-15% chỉ trong một năm. Thay vào đó, hãng công nghệ tăng trưởng dần đều qua từng năm", Ben Wood, nhà nghiên cứu tại CCS Insight, chia sẻ.
Smartphone chạy hệ điều hành Android được ra mắt lần đầu vào năm 2008, một năm sau khi iPhone trình làng. Nhưng chỉ 2 năm sau, các thiết bị này đã nhanh chóng vượt mặt iOS, theo số liệu của NPD Group. Trong 3 năm 2007-2010, Apple chưa từng đạt 50% thị phần smartphone vì do thị trường này nằm trong tay Nokia, Motorola, Windows và BlackBerry.
Vì vậy, thành tựu mới này đã khiến Apple trở nên đáng gờm hơn bao giờ hết bất chấp những chỉ trích rằng hãng công nghệ đang thiếu sáng tạo cho sản phẩm của mình.
Khi Apple chuẩn bị công bố iPhone 14 vào ngày 7/9, cột mốc cho thấy "táo khuyết" đang ở vị trí cạnh tranh hơn bao giờ hết bất chấp các chỉ trích rằng công ty đã đánh mất sự sáng tạo. Đối với iPhone 14, các nhà phân tích dự đoán chiếc điện thoại này sẽ được trang bị camera tốt hơn và tai thỏ nhỏ hơn trên màn hình.
Dưới thời của CEO Tim Cook, iPhone đã đưa Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới với vốn hóa 2,5 nghìn tỷ USD. Theo nhà phân tích Ben Wood, "Cook đã lấy thứ mà Steve Jobs đưa cho mình và xây dựng một đế chế từ nó. Bất kỳ ai mua iPhone – dù là hàng đã qua sử dụng lần thứ hai, ba hay tư – đều có thể đóng tiền cho Apple khi mua sắm ứng dụng, mua iCloud, dùng Apple Music, giao dịch trên Apple Pay. Đó là mô hình mà không một ai có thể bắt chước".
Khi tỉ lệ sử dụng iPhone gần bão hòa, Cook đẩy mạnh các mảng như phim ảnh, quảng cáo, thanh toán, tập luyện, y tế, tận dụng nền tảng người dùng iPhone toàn cầu, vốn vượt mốc 1 tỷ từ năm 2020. Kết quả là doanh thu dịch vụ của Apple tăng trưởng ổn định hai chữ số và lợi nhuận biên lên tới 70%, gấp đôi bộ phận phần cứng. Số người trả phí đạt 860 triệu vào quý II, gần gấp đôi số thuê bao Netflix và Disney Plus cộng lại.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng thị phần của Apple sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai mặc dù các thiết bị Android đang thống trị nhờ giá thành rẻ và độ đa dạng dịch vụ.
Tim Cook đã quyết định đầu tư phát triển lĩnh vực phim ảnh, TV, quảng cáo và thanh toán khi nhận thấy iPhone bắt đầu bị bão hòa. Điều này đã giúp tăng trưởng lợi nhuận mảng dịch vụ của hãng lên đến hai con số và chiếm hơn 70% lợi nhuận ròng, gấp đôi so với mảng kinh doanh thiết bị phần cứng.
Thực tế cũng chứng minh chiến lược của Tim Cook đã thành công khi những người mua iPhone sẽ tiếp tục mua ứng dụng và sử dụng những dịch vụ của hãng như iCloud, Apple Music, Apple Pay…
Các nhà phân tích cho rằng, Apple còn nhiều dư địa để tăng thị phần do phần còn lại của thế giới vẫn phụ thuộc vào Android vì sự đa dạng và giá bán thấp. CEO Tim Cook cũng khẳng định rằng khách hàng đang có xu hướng chuyển từ Android sang iOS khi tỷ lệ người dùng Android chuyển sang iPhone vào quý II "tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 2 con số" so với cùng kỳ.
Không chỉ dừng lại với thị trường smartphone, Apple còn đang phát triển mạnh mẽ và nhận được sự tin tưởng lớn trong mảng xe điện.
Theo Bloomberg, Strategic Vision mới đây vừa công bố kết quả khảo sát trên 200.000 chủ sở hữu ô tô mới trong năm 2022. Đáng chú ý, 26% người tham gia khảo sát khẳng định rằng sẵn sàng mua một chiếc ô tô do Apple sản xuất thay vì các thương hiệu khác.
Kết quả này đã đưa Apple nằm ở vị trí thứ 3 trong danh sách những thương hiệu được yêu thích nhất. Cụ thể, Apple xếp sau Toyota, Honda và xếp trước các thương hiệu Tesla, Lexus và BMW. Đây là lần đầu tiên Strategic Vision đưa Apple vào danh sách khảo sát với hơn 45 thương hiệu mà họ gửi đến khách hàng.
Về chất lượng sản phẩm, Apple là thương hiệu được chấm điểm cao nhất với số điểm ấn tượng là 24% so với Toyota (15%) và Tesla (11%). Tuy nhiên, 34% cho biết họ chưa có đủ thông tin cụ thể cũng như trải nghiệm để đưa ra sự lựa chọn.
Thêm nữa, hơn 50% chủ sở hữu xe Tesla nói rằng, họ đang cân nhắc để chuyển sang mua một chiếc xe của Apple trong tương lai.
Đến thời điểm hiện tại, Apple vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào về kế hoạch chi tiết sản xuất ô tô. Trong khi, trước đó, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã có kế hoạch lần đầu tiên nghiên cứu và phát triển dự án ô tô điện "Project Titan" vào năm 2017.
Tuy nhiên, trả lời The New York Times, đại diện của Apple cho biết công ty đang tạm gác lại dự án này để tập trung vào công nghệ lái xe cho các nhà sản xuất xe hơi khác nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra một hệ thống điều khiển trung tâm, nơi đóng vai trò như một cơ quan đầu não quản lý dung lượng pin cũng như tiến hành điều hướng giao thông. Đồng thời, thương hiệu này cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ với Tesla.
Tham khảo: FT, Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI